Trả lời:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động). Mức đóng hằng tháng và trách nhiệm đóng BHYT của người lao động là 4,5% mức tiền lương tháng của người lao động. Trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
2. Người sử dụng lao động sẽ đóng tiền BHYT cho cơ quan BHXH và phát thẻ BHYT cho người lao động.
3. Về quyền lợi BHYT đối người lao động khi tham gia BHYT
– Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức BHXH đóng.- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.
– Người tham gia BHYT là người lao động khi đi KCB BHYT theo quy định của Luật BHYT thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
(1) 80% chi phí KCB;
(2) 100% chi phí KCB tại tuyến xã;
(3) 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
(4) 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến.