Khi CSGT dừng phương tiện để tiến hành kiểm tra nồng độ cồn, người dân có được yêu cầu thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra hay không?

1. Người dân có được yêu cầu CSGT thay ống thổi nồng độ cồn không?

Hiện nay, chưa có quy phạm pháp luật nào quy định về việc người dân được quyền yêu cầu thay ống thổi mới khi kiểm tra nồng độ cồn. 

Tuy nhiên, người dân có quyền giám sát việc thi hành pháp luật đối với lực lượng CSGT qua các hình thức theo quy định tại Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA bao gồm:

– Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.

– Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.

– Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.

– Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

– Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;

+ Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);

+ Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, để đảm bảo tính chính xác, đồng thời giúp đảm bảo sức khỏe và tránh được nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp thì người dân có thể yêu cầu CSGT thay ống thổi trước khi tiến hành kiểm tra nồng độ cồn.

Tuy được yêu cầu thay đổi ống thổi nhưng một điều vô cùng quan trọng cần phải nhớ là phải tuyệt đối chấp hành và không được từ chối yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của CSGT.

Trường hợp nếu tài xế có đề xuất việc thay ống thổi nồng độ cồn trước khi kiểm tra nhưng bị CSGT từ chối thì trước tiên, tài xế vẫn phải thực hiện kiểm tra nồng độ cồn, sau đó có quyền được khiếu nại quyết định của CSGT bằng 2 hình thức sau đây:

+ Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

+ Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung như trên.

(khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011)

Người dân có được yêu cầu CSGT thay ống thổi nồng độ cồn không?

2. Đi xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo đó mức phạt nồng độ cồn đối với người điều khiển xe máy được quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Nồng độ cồnMức phạt tiềnHình thức xử phạt bổ sung
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồngTước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồngTước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thởPhạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồngTước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng

Như vậy, người dân sau khi uống rượu bia lái xe máy có thể bị xử phạt về lỗi vi phạm nồng độ cồn. Tùy theo nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép, người vi phạm đối mặt với mức phạt từ 2 đến 8 triệu đồng, kèm theo việc tước giấy phép lái xe từ 10 đến 18 tháng. Đáng chú ý, nồng độ cồn vượt 80mg/100ml máu hoặc từ chối kiểm tra sẽ chịu chế tài nặng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *