Hệ thống Báo cáo tài chính theo Thông tư 133, Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. Vanluat.vn xin giới thiệu tới các bạn hệ thống Báo cáo tài chính theo Thông tư 133/2016/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017. Mời các bạn tham khảo.
- Căn cứ theo thông tư 133/2016/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Căn cứ luật kế toán 2015
- Nguồn thư viện pháp luật
Đối tượng áp dụng
Hệ thống Báo cáo tài chính năm ban hành theo Thông tư này được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, 123 mọi thành phần kinh tế trong cả nước.
Hệ thống BCTC của doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a – DNN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – DNN).
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN
Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
a) Báo cáo bắt buộc:
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNNKLT
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNNKLT
b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN
Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNSN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNSN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNSN
XEM THÊM: Lệ phí môn bài: Các mức đóng thuế môn bài 2022 mới nhất!
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính
Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
+Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
+Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
- Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
- Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.
Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0919 123 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698