Sau khi được thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng.

XEM THÊM: Quy trình giải quyết hưởng và chi trả chế độ tai Nạn Lao Động, Bệnh Nghề Nghiệp

  • Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
  • Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 139/2016/NĐ-CP
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014
  • Luật Thuế GTGT 2008
  • Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
  • Nguồn thư viện pháp luật

Khi mới thành doanh nghiệp cũng như trong quá trình hoạt động tùy vào loại hình và quy mô của doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải đóng những khoản thuế, phí và lệ phí nhất định thoe quy định của pháp luật. Trong bài viết này hãy cũng Vạn luật tìm hiểu những loại phí phổ biến mà doanh nghiệp phải chịu hiện nay là gì nhé!

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.

Lệ phí môn bài được kê khai 01 lần khi mới thành lập doanh nghiệp và nộp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới thành lập. Theo quy định tại nghị định Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12). Các năm tiếp theo, doanh nghiệp phải nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01. Mức nộp lệ phí môn bài được căn cứ vào số vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký, cụ thể theo Nghị định số 139/2016/NĐ-CP như sau:

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hiện nay! - Vanluat.vn
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hiện nay! – Vanluat.vn

Mức lệ phí môn bài đối với Doanh nghiệp:

Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tưMức lệ phí môn bài cả năm
Trên 10 tỷ đồng3.000.000 đồng/năm
Từ 10 tỷ đồng trở xuống2.000.000 đồng/năm
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác1.000.000 đồng/năm

Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình:

 Doanh thu bình quân nămMức lệ phí môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm300.000 đồng/năm.

Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN phải nộp = [Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)] x Thuế suất thuế TNDN

Thu nhập tính thuế=Thu nhập chịu thuếThu nhập được miễn thuế+Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Mức thuế suất thuế TNDN được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Lĩnh vực hoạt độngThuế suất thuế TNDN
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí)50%
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam32-50%
Nếu tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN40%
Các lĩnh vực còn lại (áp dụng với cả mức doanh thu >=20 tỷ và <20 tỷ)20%

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

XEM  THÊM: Tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm lương 2022

Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT phải nộp =   Thuế GTGT đầu ra – (Thuế GTGT đầu vào + Thuế GTGT còn được khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang)

Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất thuế GTGT theo phương pháp tính này là 0%, 5% và 10% đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chi tiết về các mức thuế suất xem tại điều 8 Luật Thuế GTGT 2008, khoản 3 điều 1 Luật Thuế GTGT sửa đổi 2013 và khoản 2,3 điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014.

Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

Thuế GTGT phải nộp      =       Doanh thu   x        Tỷ lệ % tính thuế GTGT

Mức thuế 10% VAT

Mức thuế 5% VAT

Mức thuế 0% VAT

Đối với Doanh Nghiệp kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ: Phần trăm (%) trên Doanh Thu, (được quy định chi tiết tại Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013).

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả.

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 9.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 3.600.000 đồng/người/tháng.

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.

Cơ sở pháp lý:

– Thông tư 302/2016/TT-BTC;

– Luật Thuế GTGT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014, 2016);

– Luật Thuế TNDN 2008 (sửa đổi, bổ sung 2013, 2014);

– Luật Thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014).

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp mà Quý độc giả cần nắm để điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Một số loại thuế đặc thù khác

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế XNK là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Thuế XNK là một loại thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa; do các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi đóng góp cho Nhà nước theo luật định.

Mức thuế XNK thường xuyên thay đổi (theo quý). Thuế XK chỉ đánh vào một số mặt hàng, chủ yếu là TNTN như:  Gạo, Khoáng sản, Lâm sản, cá, kim loại phế liệu, vân vân. Mức thuế từ 0% đến 45%.

Thuế XNK được áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động XNK hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng. Góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

Thuế tài nguyên

Thuế Tài Nguyên là loại thuế doanh nghiệp áp dụng cho thu nhập doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động khai thác TNTN.

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các TNTN trong phạm vi: Đất liền, Hải đảo, Nội thủy, Lãnh hải, Vùng đặc quyền KT và Thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm:

  • KS kim loại.
  • KS không kim loại.
  • Dầu thô.
  • Khí thiên nhiên.
  • Khí than.
  • Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.
  • Hải sản tự nhiên, bao gồm:  Động vật & Thực vật biển.
  • Nước thiên nhiên, bao gồm:  Nước mặt & Nước dưới đất.
  • Yến sào Thiên nhiên & TN khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

XEM THÊM: Mức hưởng chế độ đau ốm hiện nay!

Thuế bảo vệ môi trường

Thuế bảo vệ môi trường là một loại thuế gián thu đánh vào các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Những mặt hàng chịu thuế môi trường như: xăng dầu, than đá, túi ni lông…

Trên đây là một số loại thuế điển hình mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi tham gia hoạt động với mô hình phù hợp. Vạn Luật rất mong nhận được mọi ý kiến thắc mắc hay tư vấn hỗ trợ từ quý doanh nghiệp.

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[twwr-whatsapp-chat id="15450"]