Chúng ta được nghe rất nhiều về cụm từ “Hộ kinh doanh” đây là mô hình khá phổ biến ở nước ta, một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê (năm 2018), tính đến năm 2017, cả nước có trên 5,14 triệu HKD VÀ tổng số lượng HKD liên tục tăng qua các năm tiếp theo. Vậy Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm ra sao? Và cách thức nộp thuế của hộ kinh doanh như thế nào? Trong bài viết này, Vạn Luật sẽ cùng giải đáp những thắc mắc đó đến với bạn.
Hộ kinh doanh là gì?
Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.“
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Đặc điểm của hộ kinh doanh.
Hộ kinh doanh không có con dấu, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được thực hiện các quyền mà doanh nghiệp đang có như hoạt động xuất nhập khẩu hay áp dụng Luật phá sản khi kinh doanh thua lỗ.
Khi phát sinh các khoản nợ, cá nhân hoặc các thành viên phải chịu trách nhiệm trả hết nợ, không phụ thuộc vào số tài sản kinh doanh hay dân sự mà họ đang có; không phụ thuộc vào việc họ đang thực hiện hay đã chấm dứt thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nơi đăng ký và hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp.
- Thuế môn bài
XEM THÊM: TOP các lỗi thường gặp khi kê khai thuế qua mạng hiện nay!
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP khoản này được bổ sung sửa đổi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CHI PHÍ và Thông tư số 302/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài
- Miễn lệ phí môn bài: trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
+Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
+Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu ra hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
- Mức thu lệ phí môn bài:
Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
- b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
- c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.
- d) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tại khoản này là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nêu tại khoản này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình mới ra kinh doanh trong năm thì mức doanh thu làm cơ sở xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
b) Thuế GTGT
Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống được miễn thuế gtgt. Trường hợp doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng thì bắt buộc phải đóng thuế gtgt và thuế tncn. Cách tính thuế khoán hộ kinh donah phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
- Trong đó, tỉ suất tính thuế gtgt được quy định theo từng ngành nghề như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%.
Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%.
c) Thuế TNCN
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống được miễn phí thuế tncn, ngược lại thì bắt buộc phải nộp thuế tncn.
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Tỉ suất thuế tncn được tính như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
XEM THÊM:Các loại hóa đơn mới nhất trong Doanh nghiệp theo pháp luật
Vạn Luật mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các hộ kinh doanh có thể nắm bắt được những loại thuế mà mình cần nộp. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc, câu hỏi nào hoặc có nhu cầu làm rõ vấn đề gì vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn trực tiếp. Vạn Luật cùng với đội ngũ Kế toán chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng.
- Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021
- Thông tư số 302/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài
- Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 4/10/2016 của Chính phủ.
- Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh
- Nguồn thư viện pháp luật
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0919 123 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698