Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Trong đó, bổ sung tiêm thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi từ 01/8.

Ngày 13/6/2024, Bộ Y tế ban hành Thông tư 10/2024/TT-BYT về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

1. Bổ sung tiêm thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi từ 01/8/2024

Từ 01/8/2024, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ bổ sung tiêm thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi.

Cụ thể, Danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng bắt buộc phải sử dụng vắc xin và lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 10/2024/TT-BYT như sau:

TTCác bệnh truyền nhiễmVắc xin, đối tượng, lịch tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng
Vắc xinĐối tượngLịch tiêm/uống
1Bệnh viêm gan vi rút BVắc xin viêm gan B đơn giáTrẻ sơ sinhLiều sơ sinh: tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan BTrẻ emTiêm lần 1: khi trẻ đủ 02 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng(*) sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2

2Bệnh laoVắc xin laoTrẻ emTiêm một lần cho trẻ trong vòng 01 tháng sau khi sinh
3Bệnh bạch hầuVắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầuTrẻ emTiêm lần 1: khi trẻ đủ 02 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2

Trẻ emTiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi
Vắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu giảm liềuTrẻ emTiêm nhắc lại khi trẻ đủ 7 tuổi
4Bệnh ho gàVắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gàTrẻ emTiêm lần 1: khi trẻ đủ 02 tháng tuổi

Tiêm lần 2: ít nhất 01 tháng sau lần 1

Tiêm lần 3: ít nhất 01 tháng sau lần 2

Trẻ emTiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi

(*) Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng mỗi 01 tháng được tính ít nhất là 28 ngày.

(**) Liều cơ bản là các liều tiêm trước khi đủ 01 tuổi

Lưu ý:

– Nếu chưa tiêm chủng đúng lịch hoặc chưa tiêm chủng đủ liều thì tiêm bù càng sớm càng tốt sau đó nhưng phải bảo đảm phù hợp với đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất.

– Việc tiêm chủng chiến dịch hoặc tiêm chủng bổ sung được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong từng trường hợp cụ thể.

Như vậy, Bộ Y tế ban hành Thông tư mới quy định về danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, trong đó bổ sung thêm một liều vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi từ ngày 01/8/2024.

Bổ sung tiêm thêm một liều vaccine chứa thành phần bạch hầu cho trẻ 7 tuổi từ 01/8/2024

2. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2024/TT-BYT về Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch như sau:

TTTên bệnh truyền nhiễmVắc xin, sinh phẩm y tế
1Bệnh bạch hầuVắc xin phối hợp có chứa thành phần bạch hầu, huyết thanh kháng độc tố bạch hầu
2Bệnh bại liệtVắc xin bại liệt hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt
3Bệnh ho gàVắc xin phối hợp có chứa thành phần ho gà
4Bệnh rubellaVắc xin rubella hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella
5Bệnh sởiVắc xin sởi hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi
6Bệnh tảVắc xin tả
7Bệnh viêm não Nhật Bản BVắc xin viêm não Nhật Bản B
8Bệnh dạiVắc xin dại, huyết thanh kháng dại
9Bệnh cúmVắc xin cúm
10Bệnh COVID-19Vắc xin phòng COVID-19

Đồng thời, việc xác định đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch thuộc danh mục quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2024/TT-BYT do Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hoặc theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, sinh phẩm y tế, nguồn lực của địa phương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *