Lĩnh vực:Sở hữu trí tuệ
Cách thực hiện:– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. – Nộp qua bưu điện. – Nộp hồ sơ trực tuyến
Thời hạn giải quyết:
Ghi chú thời hạn giải quyết:– 10 ngày để ra thông báo thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. – 30 ngày kể từ ngày ra thông báo để người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến. – 30 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 45 ngày (đối với khiếu nại lần thứ nhất); – 45 ngày kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn này là 60 ngày (đối với khiếu nại lần thứ hai).
Thời hạn kiểm tra hồ sơ:Không có thông tin
Lệ phí:
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ việc thẩm định phục vụ cho việc giải quyết khiếu nại:
+ Sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích): 600.000 đồng (mỗi điểm yêu cầu bảo hộ độc lập);
+ Kiểu dáng công nghiệp: 480.000 đồng (mỗi phương án);
+ Nhãn hiệu: 180.000 đồng, nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng;
+ Chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá): 180.000 đồng.
– Phí thẩm định, trưng cầu giám định các đối tượng sở hữu công nghiệp:
+ Sáng chế (bao gồm cả giải pháp hữu ích): 900.000 đồng(mỗi điểm yêu cầu bảo hộ độc lập);
+ Kiểu dáng công nghiệp: 700.000 đồng (mỗi phương án);
+ Nhãn hiệu: 550.000 đồng nếu đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng;
+ Chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá): 1.200.000 đồng;
+ Thiết kế bố trí mạch tích hợp: 180.000 đồng.
Tên mẫu đơn tờ khai:Tờ khai khiếu nại 
Yêu cầu điều kiện thực hiện:
– Yêu cầu sửa đổi một số chi tiết nhỏ nhưng không làm thay đổi đáng kể mẫu nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; 
– Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hoá, dịch vụ hoặc nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mà không thay đổi mẫu nhãn hiệu;
– Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ ghi trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích;
– Yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án kiểu dáng công nghiệp, một hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm ghi trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009; 
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013;
– Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ;
– Thông tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Kết quả thực hiện:Quyết định sửa đổi Văn bằng bảo hộ/Quyết định từ chối chấp nhận sửa đổi Văn bằng bảo hộ.
Cơ quan thực hiện:
Đối tượng thực hiện:Cá nhân, tổ chức.
Cấp cơ quan quản lý:
Thông tin khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *