Năm 1942, Alan Mathison Turing đưa ra khái niệm “Khoa học lý thuyết máy tính”. ENIAC – máy tính kỹ thuật số đầu tiên, được phát triển vào năm 1946, đã làm nền tảng cho sự phát triển của máy tính điện tử (máy tính), trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, tích hợp nhiều chức năng phù hợp với nhu cầu cá nhân. Hầu hết mọi người sử dụng phần mềm máy tính để tương tác với máy tính bằng cách chuyển đổi ngôn ngữ máy tính sang ngôn ngữ con người.
XEM THÊM: Đăng ký quyền tác giả cho tranh vẽ
Trong thời đại hiện nay, bất kỳ ai, kể cả những người có kiến thức cơ bản, đều có thể lập trình một phần mềm máy tính đơn giản và có tính ứng dụng cao. Lập trình phần mềm và khoa học máy tính đã trở thành công cụ quan trọng, trong đó người lập trình đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, với sự phát triển của Internet, phần mềm máy tính dễ bị xâm phạm, sao chép, ăn cắp ý tưởng, vì vậy bảo vệ quyền tác giả cho phần mềm máy tính ngày càng được quan tâm hơn. Công ty Vạn Luật xin giới thiệu các thủ tục cơ bản để cá nhân và tổ chức bảo vệ quyền tác giả của họ đối với phần mềm máy tính.
Khái niêm chung của phần mềm máy tính
Theo Điều 22 khoản 1 của Văn bản hợp nhất số 07/2019/VBHN-VPQH về Luật sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính được định nghĩa là một tập hợp các chỉ dẫn được biểu diễn dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc các dạng khác, khi kết hợp với một phương tiện mà máy tính có thể đọc được, có khả năng thực hiện một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Đăng ký bản quyền phần mềm giúp bảo vệ phần mềm của quý khách hàng khỏi bị sao chép hoặc sử dụng trái phép bởi các bên thứ ba.
Phần mềm máy tính được chia thành hai loại chính:
- Sản phẩm phổ quát (Generic Product): được phát triển để bán trên thị trường với đối tượng người dùng đa dạng và phong phú. Những sản phẩm phần mềm thuộc loại này thường là các phần mềm dành cho máy tính cá nhân.
- Sản phẩm theo yêu cầu (Bespoke Product hoặc Customised Product): được phát triển cho một khách hàng riêng lẻ theo yêu cầu cụ thể. Ví dụ, hệ thống phần mềm chuyên dụng hỗ trợ nghiệp vụ cho một doanh nghiệp riêng lẻ.
Chủ thể của quyền tác giả phần mềm máy tính
Đối với tác giả cũng như Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền tác giả đối với phần mềm máy tính được ghi nhận như các tác phẩm của tác giả đó và cũng được bảo hộ như một tác phẩm, do đó bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Văn bản hợp nhất số 07/2019/VBHN-VPQH thì:
- Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín.
- Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Lưu ý: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Thủ tục, thời gian đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính
Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Chúng tôi sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị những thông tin, tài liệu cần thiết cho việc đăng ký bản quyền phần mềm
Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm
Hồ sơ cần được soạn thảo bởi người có chuyên môn về sở hữu trí tuệ để đảm bảo tính chính xác về hồ sơ, tránh những trường hợp hồ sơ sau khi nộp đăng ký sẽ bị trả về do những thiếu xót trong quá trình soạn thảo.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký phầm mềm máy tính tới Cục bản quyền tác giả
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả
Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại Cục bản quyền tác giả
Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoăc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký phần mềm cho chủ sở hữu
Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.
Trên đây là 05 bước cơ bản trong quá trình đăng ký bản quyền phần mềm để khác hàng tham khảo và sử dụng khi cần thiết.
Thẩm quyền công nhận quyền tác giả
Cục Quyền tác giả tại Hà Nội, Chi nhánh Cục bản quyền tác giả ở Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ của cá nhân, tổ chức sáng tác, lập trình phần mềm máy tính. Quyền đăng ký là quyền của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tác phẩm và tác giả (người sáng tạo ra tác phẩm phần mềm), cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cũng có quyền đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Đăng ký là không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng và là căn cứ pháp lý chứng minh quyền với phần mềm khi có tranh chấp với bên thứ ba. Do đó, ngay sau khi phần mềm được hoàn thành, khách hàng nên cân nhắc tiến hành nộp đơn đăng ký nhanh nhất có thể. Đăng ký sẽ giúp chủ sỡ hữu phần mềm được toàn quyền (độc quyền) sử dụng phần mềm máy tính do mình sáng tạo ra, việc đăng ký sẽ giúp chủ sở hữu chứng minh được quyền của mình và có thể ngăn chặn, xử lý được mọi hành vi xâm phạm quyền đối với sản phẩm phần mềm của bên thứ 3.
Các tài liệu và thủ tục đăng ký bao gồm:
- Tờ khai đăng ký bản quyền phần mềm.
- Hai bản in code phần mềm có đánh số trang và dấu giáp lai hoặc chữ ký của chủ sở hữu đăng ký.
- Hai bản đĩa CD chứa nội dung phần mềm (bao gồm Code, bản in trang chủ giao diện và chuyên mục phần mềm).
- Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền (nếu ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện hồ sơ).
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả (nếu có).
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung (nếu có).
Ngoài các tài liệu nêu trên tác giả, chủ sở hữu cần phải cung cấp những tài liệu đăng ký như sau:
- Bản sao chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu của tất cả các tác giả;
- Giấy cam đoan của tác giả;
- Bản sao giấy phép kinh doanh/quyết định thành lập (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
- Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân.
Đăng ký bản quyền phần mềm ở đâu?
Dưới đây là địa chỉ đăng ký bản quyền phần mềm cụ thể ở từng khu vực, tỉnh thành:
Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm tại Hà Nội
– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả
– Địa chỉ: Số 33 ngõ 294 phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
XEM THÊM: Thời gian công bố mỹ phẩm Theo Quy Định Mới Nhất 2022
Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại TP. Hồ Chí Minh
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh
– Địa chỉ: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ Đăng ký bản quyền phần mềm tại Đà Nẵng
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng
– Địa chỉ: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Địa chỉ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính tại các tỉnh khác
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là các chia sẻ của Vạn Luật về thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm, chương trình máy tính. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngay hôm nay hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin
Pingback: Khuyến mãi là gì? Hình thức khuyến mại phải đăng ký?