Doanh nghiệp đang muốn xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng lại không nắm rõ được Quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo Luật du lịch năm 2017? Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế là loại giấy phép bắt buộc phải có khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành (bao gồm: xây dựng, bán và tổ chứ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch). Tuy nhiên, để được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện tương đối phức tạp. Để giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn các quy định liên quan đến điều kiện xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Vạn Luật trân trọng gửi tới các Quý doanh nghiệp bài viết hướng dẫn Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
XEM THÊM: Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh giấy phép lữ hành nội địa và quốc tế
Để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Du lịch 2017, trong đó có một điều kiện khá quan trọng về nhân sự mà đa số các doanh nghiệp quan tâm. Đó là điều kiện về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp. Vậy pháp luật quy định như thế nào về điều kiện của chủ thể này? Liên quan đến thắc mắc này, Vạn Luật xin được tư vấn như sau:
Theo Điều 3, thông tư số: 06/2017/TT-BVHTTDL quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Theo điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện về người phụ trách dịch vụ lữ hành như sau:
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Pháp luật quy định cụ thể về chuyên ngành về lữ hành tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải có bằng cấp thuộc một trong các chuyên ngành sau:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
Cơ sở pháp lý
1. Luật du lịch số 09/2017/QH14;
2. Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
3. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
4. Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
5. Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;
6. Các văn bản pháp luật liên quan khác.
XEM THÊM:Đầu tư tại canada có những Điều kiện, thủ tục, lợi ích ra sao?
Xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến quá trình xin cấp và sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
Liên quan đến việc xin cấp và sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý đối với một số hành vi pháp luật nghiêm cấm như sau:
STT | Hành vi bị cấm | Mức xử phạt | Hình phạt bổ sung | Căn cứ pháp lý |
1 | Kinh doanh lữ hành quốc tế mà không có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hoặc sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của tổ chức khác | Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này | Khoản 9 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP |
2 | Sử dụng người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế không đủ 4 năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành hoặc người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành sử dụng giấy tờ xác nhận về thời gian làm việc không đúng với thực tế để điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành | từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Điểm b, c Khoản 1 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP | |
3 | – Tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; – Kê khai không trung thực các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. | Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Điểm d, đ khoản 3 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP | |
4 | Không bảo đảm đủ số tiền ký quỹ đối với hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định | Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng | Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 06 tháng đến 12 tháng | Điểm đ khoản 4 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP |
5 | Sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế | Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng | Điểm d khoản 6 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP | |
6 | Hoạt động kinh doanh lữ hành không đúng phạm vi kinh doanh ghi trong Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế | Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng | – Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 18 tháng – Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này | Khoản 8 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP |
7 | Hành vi cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng tư cách pháp nhân, tên, Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế để hoạt động kinh doanh lữ hành | Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế từ 12 tháng đến 24 tháng | Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này | Khoản 10 Điều 42 Nghị định 158/2013/NĐ-CP |
XEM THÊM: So sánh cấu trúc doanh nghiệp tại canada
Dịch vụ xin giấy phép lữ hành quốc tế
Dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của Luật Thành Đô gồm:
– Tư vấn điều kiện xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Nếu quý khách sử dụng dịch vụ của Thành Đô);
– Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho khách hàng;
– Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục xin Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Nhận và bàn giao cho khách hàng Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Tư vấn đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
– Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài;
– Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
– Tư vấn pháp luật miễn phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong vòng 1 năm, giảm 20% phí cho các dịch vụ tiếp theo
Trên đây là toàn bộ tư vấn về Thủ tục cấp giấy phép lữ hành quốc tế của Luật Thành Đô trong chuyên mục tư vấn giấy phép. Mọi vướng mắc liên quan vui lòng liên hệ Luật Thành Đô để được hỗ trợ miễn phí.
Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Pingback: Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?