Tự công bố sản phẩm là gì? Quy định đối tượng cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm? Hướng dẫn thủ tục – hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm dễ dàng.

Tự công bố sản phẩm là gì?

Tự công bố sản phẩm là việc cá nhân/tổ chức đăng ký công khai thông tin lưu hành các sản phẩm, hàng hóa thuộc hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi thông tin về sản phẩm, hàng hóa sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử.

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, cá nhân/tổ chức được quyền sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm, hàng hóa đó.

Ví dụ:

Khi doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nước giải khát thì cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Cụ thể:

  • Tự công bố các sản phẩm nước giải khát trên phương tiện đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở kinh doanh nước giải khát;
  • Công khai trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về ATTP.

Quy định đối tượng cần thực hiện tự công bố sản phẩm

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cá nhân/tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố đối với các sản phẩm sau:

  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Lưu ý:

Miễn thủ tục tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu:

  • Chỉ dùng cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
  • Dùng để phục vụ sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân mà không nhằm mục đích tiêu thụ trong nước.

Quy trình, thủ tục tự công bố chất lượng sản phẩm

1. Hồ sơ tự công bố sản phẩm, hàng hóa

Chi tiết hồ sơ tự công bố sản phẩm gồm những thành phần sau:

  1. Bản tự công bố sản phẩm (mẫu số 01);
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP hoặc các giấy tờ, chứng nhận có giá trị tương đương;
  4. Bản sao giấy phép sản xuất (nếu có);
  5. Bản sao hoặc bản chính kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm (*);
  6. Phiếu công bố tiêu chuẩn cơ sở;
  7. Ảnh chụp hình ảnh, nhãn gốc của sản phẩm cần công bố;
  8. Nhãn phụ bằng tiếng Việt của sản phẩm cần công bố (nếu sản phẩm nhập khẩu);
  9. Các giấy tờ pháp lý liên quan khác (tùy vào từng sản phẩm, hàng hóa).

(*): Phiếu kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm đảm bảo hiệu lực trong thời hạn 12 tháng. Đồng thời, phiếu phải được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định phù hợp với ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành.

Lưu ý:

Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.

2. Trình tự thủ tục tự công bố sản phẩm, hàng hóa

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự 3 bước sau:

➤ Bước 1: Soạn bộ hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm như Anpha đã chia sẻ

➤ Bước 2: Cá nhân/tổ chức đăng tải hồ sơ lên địa chỉ của mình và của cơ quan tiếp nhận

Cụ thể, hồ sơ sẽ được đăng tải lên:

  • Phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của cá nhân/tổ chức;
  • Công bố trên hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (ATTP).

Trong trường hợp chưa có hệ thống thông tin dữ liệu về ATTP, cá nhân/tổ chức nộp 1 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (*), được chỉ định bởi UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương để:

  • Lưu trữ hồ sơ;
  • Đăng tải tên cá nhân/tổ chức và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

(*) Nếu 1 sản phẩm, hàng hóa được sản xuất bởi từ 2 cơ sở trở lên thì cá nhân/tổ chức được phép lựa chọn 1 cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nơi có cơ sở sản xuất.

➤ Bước 3: Nhận kết quả

Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, cá nhân/tổ chức được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.

Lưu ý:

Sau khi công bố, cá nhân/tổ chức có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp thay đổi khác chỉ cần gửi thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm - Ra giấy nhanh
Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm – Ra giấy nhanh

6 lợi ích của việc công bố chất lượng sản phẩm

Anpha chia sẻ 6 lợi ích của việc tự công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa sẽ mang lại cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh:

1. Khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật

Khi sản phẩm, hàng hóa được công bố chất lượng có nghĩa là sản phẩm, hàng hóa đó có các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo phù hợp và đúng với những quy định, tiêu chuẩn mà pháp luật yêu cầu.

2. Thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng

Điều này cho thấy doanh nghiệp không chỉ tuân thủ và chấp hành tốt quy định của pháp luật trong lĩnh vực mà đơn vị đang tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn chú trọng đến người tiêu dùng. Có thể nói, đây cũng là cách thức doanh nghiệp thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

3. Tăng độ uy tín của thương hiệu trên thị trường, tạo niềm tin cho người dùng

Sản phẩm được kiểm nghiệm và công bố đầy đủ trên trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm quyền sẽ góp phần tăng sự uy tín về chất lượng cũng như thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, đây cũng là nền tảng tạo nên sự an tâm tuyệt đối cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.

4. Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài

Công bố sản phẩm không chỉ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh tốt hơn.

Cụ thể, các sản phẩm, hàng hóa khi được công bố sẽ nhận được nhiều sự chú ý, tạo được niềm tin, khách hàng an tâm lựa chọn và sử dụng hơn. Nhờ đó, doanh số bán hàng sẽ ngày càng tăng và lợi nhuận thu về sẽ cao. Với sự phát triển này, doanh nghiệp có thể đặt ra mục tiêu xa hơn là hướng đến xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

5. Có lợi thế so với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp đối thủ nhưng chưa hoàn thành thủ tục công bố

Công bố sản phẩm tạo điều kiện cạnh tranh một cách công khai, minh bạch với những sản phẩm, hàng hóa cùng loại nhưng chưa thực hiện tự công bố. Dĩ nhiên, giữa sản phẩm đã được kiểm nghiệm về chất lượng và sản phẩm chưa được kiểm nghiệm, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm đã được cơ quan nhà nước kiểm chứng và thông qua.

6. Giúp doanh nghiệp kiểm soát việc sản xuất và kinh doanh

Thông qua việc kiểm nghiệm, công bố sản phẩm, doanh nghiệp có thể theo dõi, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh. Qua đó, doanh nghiệp có thể duy trì ổn định chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, tránh được sự lãng phí và giảm tỉ lệ những sản phẩm hư hỏng.

Các câu hỏi thường gặp khi tự công bố sản phẩm

1. Đối tượng nào cần phải tự công bố sản phẩm?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cá nhân/tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố đối với các sản phẩm sau:

  • Phụ gia thực phẩm;
  • Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
  • Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2. Hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm gồm những gì?

Hồ sơ tự công bố sản phẩm sẽ gồm những thành phần sau:

  1. Bản tự công bố sản phẩm (mẫu số 01);
  2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương;
  4. Bản sao giấy phép sản xuất (nếu có);
  5. Bản sao hoặc bản chính kết quả kiểm nghiệm ATTP của sản phẩm (*);
  6. Phiếu công bố tiêu chuẩn cơ sở;
  7. Ảnh chụp hình ảnh, nhãn gốc của sản phẩm cần công bố;
  8. Nhãn phụ bằng tiếng Việt của sản phẩm cần công bố (nếu sản phẩm nhập khẩu);
  9. Các giấy tờ pháp lý liên quan khác (tùy vào từng sản phẩm, hàng hóa).

3. Quy trình tự công bố sản phẩm gồm các bước nào?

3 bước tự công bố sản phẩm, hàng hóa gồm:

  • Bước 1: Soạn bộ hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm;
  • Bước 2: Cá nhân/tổ chức đăng tải hồ sơ lên địa chỉ của mình và của cơ quan tiếp nhận;
  • Bước 3: Nhận kết quả.

4. Sản phẩm nào được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm?

Miễn thủ tục tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu:

  • Chỉ dùng cho việc sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
  • Dùng để phục vụ sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân mà không nhằm mục đích tiêu thụ trong nước.

5. Lợi ích của việc tự công bố chất lượng sản phẩm là gì?

Việc thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm sẽ mang lại cho cá nhân/tổ chức 6 lợi ích sau:

  1. Khẳng định chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật;
  2. Thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng;
  3. Tăng độ uy tín của thương hiệu trên thị trường, tạo niềm tin cho người dùng;
  4. Tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài;
  5. Có lợi thế so với các sản phẩm, hàng hóa cùng loại của doanh nghiệp đối thủ chưa hoàn thành thủ tục công bố;

2 thoughts on “Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm – Ra giấy nhanh

  1. Pingback: Cơ quan có thẩm quyền công bố sản phẩm - Vạn Luật

  2. Pingback: Thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy định pháp luật mới nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *