Từ ngày 1-7-2021, Luật Cư trú sẽ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là tổng hợp những điểm mới, đáng chú ý của Luật này mà người dân cần biết. Hiện nay qua công tác nắm tình hình địa bàn phát hiện một số Công dân ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú đến xã Vinh Hưng để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác nhưng không đăng ký lưu trú hoặc tạm trú trên địa bàn.
XEM THÊM: Bản tự kiểm điểm Đảng viên, bản kiểm điểm cá nhân mới hiện nay!
Luật Cư trú năm 2020 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021. Đây là một Bộ luật quan trọng được nhân dân đặc biệt quan tâm với rất nhiều điểm mới liên quan đến đăng ký thường trú, tạm trú.
Vi phạm công tác quản lý cư trú trên địa bàn theo Luật Cư trú ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự và kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Công an xã yêu cầu các công dân, chủ hộ gia đình chấp hành nghiêm việc thông báo lưu trú, Đăng ký tạm trú với các nội dụng theo quy định của Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ban hành ngày 13/11/2020 như sau:
Vào năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ hết hiệu lực
Kể từ ngày 1-7-2021, ngày Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31-12-2022.
Đặc biệt, nếu thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, từ ngày 1-1-2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú “giấy” sẽ không còn được sử dụng nữa.
Khi nào sổ hộ khẩu bị thu hồi?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đã cấp. Sau đó, cơ quan này sẽ tiến hành điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này, nhưng không cấp mới hoặc cấp lại sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Các trường hợp đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú bao gồm: thay đổi chủ hộ, thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, và thay đổi địa chỉ nơi cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà. Do đó, trong 3 trường hợp này, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú sẽ bị thu hồi.
Quản lý công dân bằng thông tin trên Cơ sở dữ liệu về dân cư
Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020, thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật. Mỗi công dân chỉ được phép có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú vào một thời điểm. Khi đăng ký nơi thường trú, Khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú nêu rõ rằng cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo cho người dân về việc cập nhật.
Vì vậy, kể từ ngày 1/7/2021, việc quản lý cư trú của công dân sẽ chuyển từ hình thức thủ công thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sang quản lý số hóa thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về cư trú và số định danh cá nhân.
Bỏ nhiều nhóm thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu
Theo Luật Cư trú, từ ngày 1-7-2021 không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú nên hàng loạt những thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn được đề cập đến trong Luật này. Cụ thể:
– Tách sổ hộ khẩu: Thay vào đó sẽ cập nhật, điều chỉnh thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin này.
– Điều chỉnh thay đổi thông tin về cư trú: Rà soát, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú… khi đủ điều kiện thì làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú…
Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú
Do bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú sẽ nhanh hơn so với hiện nay. Cụ thể, khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; thông báo cho người đăng ký biết. Hiện nay, thời gian giải quyết thủ tục này đang quy định là 15 ngày (căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).
Không còn điều kiện riêng khi nhập khẩu Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Luật Cư trú sửa đổi, công dân muốn đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, còn nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, theo Điều 19 của Luật Thủ đô, để đăng ký thường trú tại Hà Nội còn phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên, Luật Cư trú năm 2020 đã xóa điều kiện riêng này khi muốn nhập khẩu vào các thành phố trực thuộc Trung ương (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…).
Điều này có nghĩa là, khi muốn đăng ký thường trú vào thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, công dân không còn bị phân biệt về điều kiện mà được áp dụng chung và thống nhất trên toàn quốc theo quy định tại Điều 20 của Luật Cư trú 2020:
- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
- Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở chung; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình…
Quy định này nhằm tạo ra sự bình đẳng trong việc quản lý cư trú cho tất cả công dân.
Diện tích nhà thuê ít nhất 8m2/người mới được đăng ký thường trú
Đây là phương án được đa số các đại biểu Quốc hội đồng ý về việc đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. Theo đó, công dân được phép đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ nếu đáp ứng điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu không thấp hơn 8m2 sàn/người. Đồng thời, người này còn phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ.
Trong quá trình đăng ký thường trú, cần chuẩn bị giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú. Ngoài ra, còn cần phải chuẩn bị:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật…
XEM THÊM: Bộ luật lao động 2022, bộ luật số 45/2019/qh14 mới nhất 2022
Sửa đổi đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung quy định về hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nêu tại Luật BHYT như sau: Hộ gia đình tham gia BHYT (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trong khi đó, quy định cũ đang định nghĩa hộ gia đình tham gia BHYT gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Như vậy, từ ngày 1-7-2021, ngày Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT đã thay đổi từ “toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú” sang “cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp”.
Đi khỏi nơi thường trú 12 tháng phải khai báo tạm vắng
Công dân có trách nhiệm thông báo về việc tạm vắng trong các trường hợp được nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú. So với quy định hiện nay, Luật Cư trú đã được bổ sung thêm một trường hợp mà công dân phải thông báo về việc tạm vắng từ ngày 1-7-2021: Đó là khi rời khỏi phạm vi xã nơi đăng ký thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với những người không thuộc các trường hợp được quy định tại các điểm a, b và c của khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Do đó, nếu đi khỏi xã nơi đăng ký thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên mà không bị can, bị cáo, đi khỏi nơi cư trú 1 ngày trở lên, người đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi huyện từ 3 tháng liên tục trở lên… và chưa đăng ký tạm trú ở nơi mới hoặc không phải xuất cảnh ra nước ngoài thì phải thông báo về việc tạm vắng.
Các đối tượng nói trên có thể thông báo về việc tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi mà họ đang cư trú hoặc thông báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác. Riêng đối với người chưa đủ tuổi thành niên, việc thông báo tạm vắng sẽ do cha, mẹ hoặc người giám hộ thực hiện. Những đối tượng này phải thông báo về việc tạm vắng bao gồm: họ tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người thông báo tạm vắng, lý do tạm vắng, thời gian tạm vắng và địa chỉ nơi đến.
Các trường hợp không được đăng ký thường trú mới
Nội dung này quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú năm 2020. Theo đó, những trường hợp sau sẽ không được xem là nhà ở hợp lệ trong quá trình xây dựng và sử dụng:
- Nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm các khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống….
- Toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng.
- Đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
- Bị tịch thu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Là nhà ở đã có quyết định phá dỡ.
Bán nhà có thể bị xóa đăng ký thường trú
Điểm g, khoản 1 Điều 24 của Luật Cư trú quy định rõ: Nếu một người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển sang cho người khác, và sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu người đó vẫn chưa đăng ký thường trú tại nơi ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc theo quy định tại điểm h, khoản này.
Tức là, nếu một người bán nhà cho người khác, sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà mà người đó vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, thì sẽ bị xóa đăng ký thường trú, trừ khi:
- Chủ sở hữu mới đồng ý cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại địa điểm đó.
- Chủ nhà mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại địa điểm đó.
Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng sẽ bị xóa đăng ký thường trú:
- Chết; có quyết định của tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú.
- Vắng mặt liên tục tại địa điểm thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại nơi khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ khi ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng…
Thêm nhiều trường hợp bị hạn chế cư trú
Mặc dù công dân có quyền tự do cư trú, nhưng trong những trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 4 của Luật Cư trú, quyền này sẽ bị hạn chế:
- Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam.
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa thi hành án hoặc đã thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án.
- Người bị kết án phạt tù nhưng được án treo đang trong thời gian thử thách.
- Người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách (mới).
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (mới).
- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành.
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (mới).
- Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng (mới).
- Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh; địa bàn có tình trạng khẩn cấp; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ (mới).
- Các trường hợp khác theo quy định của luật (mới).
Nơi cư trú của người không có thường trú, tạm trú
Là nội dung mới được đề cập đến tại Điều 19 Luật Cư trú năm 2020. Theo đó, việc xác định nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú được quy định như sau:
– Là nơi ở hiện tại của người đó.
– Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
– Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Thay đổi hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, Luật Lý lịch tư pháp nêu rõ hồ sơ phải bao gồm bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu này.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020 đã bãi bỏ quy định này. Do đó, từ ngày 1-7-2021, cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ cần chuẩn bị:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Lưu trú dưới 30 ngày không cần đăng ký tạm trú
Theo quy định mới tại khoản 1 Điều 27 của Luật Cư trú năm 2020, công dân đến sinh sống tại một địa điểm ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác phải thực hiện đăng ký tạm trú sau 30 ngày kể từ ngày đến. Các cơ quan Công an cấp xã và cấp huyện có trách nhiệm cập nhật thông tin về cư trú của công dân đăng ký thường trú và tạm trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Chỉ khi phát hiện có sự thay đổi hoặc sai sót trong quá trình thu thập, cập nhật thông tin, cơ quan có thẩm quyền mới được chỉnh sửa thông tin liên quan đến Cơ sở dữ liệu về cư trú. Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2021 và thay thế Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/04/2014 về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Do đó, chỉ khi đến và sinh sống tại một địa điểm ngoài địa điểm đã đăng ký thường trú trong 30 ngày trở lên mới phải đăng ký tạm trú.
#Luật cư trú mới 2022
#luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2014
#Luật cư trú 2022
#luật cư trú 1/7/2022
#luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 văn bản hợp nhất
#Luật cư trú mới nhất 2022
#Luật cư trú năm 2023
#Luật cư trú 2022 PDF