Mã số bảo hiểm xã hội là mã số định danh duy nhất của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Trong nhiều trường hợp người lao động sẽ cần đến mã số này để có thể tra cứu các thông tin BHXH của mình hoặc để làm hồ sơ giấy tờ cần thiết. Vậy khi không nhớ mã số bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?.

XEM THÊM: Quy trình – Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2023

1. Giải pháp khi không nhớ mã số bảo hiểm xã hội

Mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) là một số định danh duy nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội, do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp để ghi trên sổ BHXH và thẻ BHYT. Mã số này bao gồm 10 chữ số và được cấp riêng cho mỗi người tham gia.

Việc không nhớ mã số BHXH có thể gây khó khăn hoặc bất tiện cho người lao động, khi không thể truy cập vào ứng dụng VssID, không hoàn tất hồ sơ giấy tờ, hay tra cứu thông tin BHXH.

Để giúp người lao động tra cứu mã số BHXH nhanh chóng và chính xác, có thể thực hiện qua các biện pháp như truy cập vào cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam, sử dụng thẻ BHYT hoặc sổ BHXH.

Không nhớ số số bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?
Không nhớ số số bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?

2. Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan BHXH Việt Nam

Để tra cứu mã số BHXH trên Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam, người lao động cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam bằng đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/. Sau đó, chọn mục “Tra cứu trực tuyến” hoặc truy cập nhanh tại đây.

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân.

Trên menu tra cứu trực tuyến, chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”. Nhập các thông tin cá nhân bắt buộc như Tên tỉnh thành phố, Mã số BHXH, Ngày sinh. Ngoài ra, cần nhập thêm Số CMND và Ngày cấp CMND để việc tra cứu được nhanh và chính xác hơn.

Lưu ý: Các mục có dấu (*) là các mục bắt buộc phải nhập.

mã số bảo hiểm 2

Bước 3: Bấm tra cứu

Sau khi nhập đầy đủ các dữ liệu tích chọn ô “Tôi không phải là người máy” rồi bấm chọn “Tra cứu”. Khi này hệ thống sẽ tự động trả kết quả là mã số bảo hiểm xã hội như sau:

mã số bảo hiểm xã hội 3

3. Tra cứu thông qua thẻ bảo hiểm y tế

Để thực hiện tra cứu mã số BHYT, người lao động có thể áp dụng các bước sau:

Tra cứu trên thẻ BHYT mẫu cũ:

Mã số BHYT chính là 10 số cuối của mã số thẻ BHYT. Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm 4 ô:

  • Ô đầu tiên gồm 2 chữ cái, là mã đối tượng tham gia BHYT.
  • Ô thứ 2 được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 – 5) là mức hưởng BHYT.
  • Ô thứ 3 được ký hiệu bằng số (từ 01 đến 99) là mã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi phát hành thẻ BHYT.
  • Ô thứ 4 gồm 10 số tự nhiên, chính là mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia.

mã số bảo hiểm xã hội 3

Tra cứu mã số BHXH trên mẫu thẻ BHYT cũ.

Mã số bảo hiểm xã hội của người tham gia cũng chính là 10 ký tự cuối thuộc ô số 4 của mã số BHYT trên thẻ BHYT cũ.

Tra cứu trên mẫu thẻ BHYT mẫu mới:

Đối với mẫu thẻ BHYT mới, mã số thẻ BHYT trùng với mẫu số BHXH của người tham gia. Chính vì vậy bạn chỉ cần tra cứu mã số BHYT trên thẻ BHYT là đã có thể biết được mã số BHXH của mình.

mã số bảo hiểm xã hội 5

Tra cứu trên mẫu thẻ BHYT mẫu mới.

XEM THÊM: Tư vấn hồ sơ thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp trọn gói

4. Tra cứu mã số BHXH trên sổ BHXH

Quyết định 595 đã nêu ở trên, mã số bảo hiểm xã hội được thể hiện ngay trên sổ bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp người lao động đang giữ sổ BHXH (theo quy định tại Khoản 3, Điều 19, Luật bảo hiểm xã hội) có thể tra cứu ngay trên sổ BHXH.

mã số bảo hiểm xã hội 6

Tra cứu mã số BHXH thông qua sổ BHXH.

Cụ thể mã số bảo hiểm xã hội là mã số gồm 10 ký tự số được in ngay trên bìa sổ của người tham gia.

Trong trường hợp, người lao động vẫn chưa được người sử dụng lao động giao sổ để giữ thì có thể tra cứu mã số bảo hiểm xã hội bằng các cách đã nêu trên.

Sử dụng ứng dụng VssID để tra cứu số sổ Bảo hiểm xã hội

không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội thì tra trên vssid
Sử dụng ứng dụng VssID

VSSID là một ứng dụng bảo hiểm xã hội số trên thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Sự ra đời của VssID nhằm tạo điều kiện cho người tham gia BHXH, BHYT tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất. Từ đó, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.

Để tìm lại mã số BHXH bị mất, hãy tải ngay ứng dụng VssID trên điện thoại của mình. Sau đó đăng ký tài khoản và tiến hành đăng nhập vào ứng dụng. Sau khi đã đăng nhập thành công, bạn có thể theo dõi mã số BHXH của mình ở mục Quản lý cá nhân.

5. Lấy mã số BHXH ngay trên sổ BHXH

Trong trường hợp người lao động quên, không nhớ sổ bảo hiểm xã hội thì có thể tra cứu thông tin này trên mặt trước của sổ BHXH.

Vậy số sổ bảo hiểm xã hội là gì? Tại sao lại quan trọng với người lao động? Hãy cùng Money24h tìm hiểu phần tiếp theo của bài viết!

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Thông tin cơ bản về bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại chính cần lưu ý:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Không bắt buộc nhưng được khuyến khích tham gia, gồm 2 chế độ là hưu trí và tử tuất.

Một số lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là:

  • Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
  • Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
  • Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời.
  • Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
  • Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp BHXH cho người khác.
  • Được thanh toán chi phí giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu đủ điều kiện hưởng BHXH.
  • Được cung cấp thông tin về đóng BHXH theo định kỳ.
  • Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Sổ bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội, sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ BHXH. Đây cũng là căn cứ quan trọng để cơ quan BHXH giải quyết chế độ cho người tham gia. Sổ bảo hiểm xã hội bao gồm hai bộ phận chính là bìa sổ bảo hiểm và tờ rời ghi nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Sổ bao gồm những thông tin cơ bản là:

  • Thông tin cá nhân của người tham gia như tên, giới tính, quốc tịch, số CMND.
  • Số lần cấp sổ BHXH( từ lần 2 trở đi nếu có); Số sổ.
  • Thời gian và địa điểm cấp sổ.
  • Quá trình đóng và các chế độ mà người tham gia BHXH đã được hưởng.
không nhớ mã số sổ bảo hiểm xã hội - hình ảnh mặt trước
Mặt trước sổ bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật thì mỗi người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc thì chỉ được cấp 01 sổ BHXH duy nhất với 01 mã số BHXH riêng biệt. Người lao động phải có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội để bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như giảm áp lực công việc cho bên sử dụng lao động.

Lỡ mất sổ bảo hiểm xã hội thì phải làm sao?

Việc bảo quản sổ BHXH là nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, nếu lỡ làm mất sổ trong quá trình giữ sổ thì cũng không cần phải quá lo lắng. Vì theo quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây sẽ được cấp lại sổ BHXH( cả bìa và tờ rời).

  • Người lao động bị mất, hỏng sổ BHXH.
  • Thay đổi các thông tin về số sổ, họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch.
  • Người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

Trường hợp cầm cố sổ bảo hiểm xã hội là vi phạm pháp luật nên sẽ không được hỗ trợ bạn nhé.

Còn với những thay đổi khác, người lao động chỉ cần làm thủ tục điều chỉnh thông tin sổ BHXH tại cơ quan BHXH.

Vì vậy khi mất sổ, chỉ cần xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội mới theo thủ tục dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn trình báo mất sổ BHXH có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú.
  • Đơn đề nghị cấp lại sổ BHXH có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
  • Giấy xác nhận quá trình đóng BHXH của cơ quan BHXH liên quan.
  • Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH địa phương nơi cư trú.
  • Tờ khai cấp sổ ( nếu đã bị mất thì phải liên hệ đơn vị cũ hoặc cơ quan BHXH nơi cấp sổ để sao y).
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực).

Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH, trung tâm Phục vụ HCC các cấp. Ngoài ra người lao động có thể sử dụng dịch vụ bưu chính công ích hoặc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.

Bước 3: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.

Thời hạn giải quyết là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động làm việc thì không quá 45 ngày và phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.

Bước 4: Nhận sổ BHXH mới (không tốn phí).

XEM THÊM: Giải thể công ty chưa phát sinh hóa đơn doanh thu – Bạn Cần Làm Gì?

Cách lấy lại sổ bảo hiểm xã hội khi không nhớ mã số

Mã số bảo hiểm xã hội (BHXH) là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia BHXH, được cấp bởi cơ quan bảo hiểm xã hội để ghi trên sổ BHXH và thẻ bảo hiểm y tế. Mỗi người tham gia BHXH sẽ được cấp một mã số riêng biệt gồm 10 chữ số. Mã số BHXH có các chức năng chính như tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ, chính sách khác của người lao động.

Với trẻ em, mã số này được cấp ngay từ khi sinh ra để làm thẻ bảo hiểm y tế cho đến khi hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Với hầu hết người lao động, mã số này được cấp khi bắt đầu ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH.

Nếu không nhớ số sổ BHXH, người lao động có thể tra cứu lại thông tin của mình bằng cách truy cập cổng thông tin điện tử của Cơ quan BHXH Việt Nam hoặc website để được hướng dẫn tra cứu các thông tin tham gia BHXH, quá trình đóng và hưởng BHXH. Tuy nhiên, quy định về việc cấp lại sổ BHXH mới không bao gồm trường hợp quên mã số BHXH. Do đó, nếu không nhớ mã số BHXH, người lao động không thể yêu cầu cấp lại sổ BHXH mới.

#Tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội
#Cách lấy sổ bảo hiểm xã hội
#Tra cứu bảo hiểm y tế bằng CMND
#Cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam
#Tra cứu BHXH bằng CMND
#Tra cứu số the bảo hiểm y tế bằng CMND
#Mất sổ bảo hiểm xã hội
#Quên mã thẻ bảo hiểm y tế

One thought on “Không nhớ số số bảo hiểm xã hội phải làm thế nào?

  1. Pingback: Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14 được triển khai như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[twwr-whatsapp-chat id="15450"]