Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
Quân đội nhân dân đóng vai trò chủ chốt trong công tác đấu tranh, bảo vệ an toàn, an ninh tổ quốc, đảm bảo an toàn cho nhân dân, giữ vững chủ quyền dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Vậy Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
XEM THÊM: Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng các biện pháp nghệ thuật
Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam là:
“Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Vậy Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung tiếp theo.
Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.
– Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật.
– Bộ đội địa phương là lực lượng cơ động tác chiến chủ yếu trên địa bàn địa phương, cùng với dân quân tự vệ làm nòng cốt của chiến tranh nhân dân tại địa phương, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) trực thuộc trung ương và Ban chỉ huy quân sự huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
– Bộ đội Biên phòng Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.
Các lực lượng trên được tổ chức thành các cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường theo một hệ thống thống nhất, chặt chẽ, nghiêm ngặt từ toàn quân đến cơ sở.
Chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam
Khi đã hiểu được Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? thì cần phải nắm được chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân.
Theo quy định tại Điều 25 của Luật quốc phòng thì Quân đội nhân dân có chức năng và nhiệm vụ sau:
– Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
– Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
– Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận.
XEM THÊM: Ước mơ là gì? Cách Nào Để Sống Và Theo Đuổi Ước Mơ
Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam
Như vậy Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào? đã được giải thích ở nội dung trên. Hệ thống chính trị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam có các cấp và tên gọi như sau:
– Tổng cục Chính trị ở cấp cao nhất.
– Cục Chính trị ở Bộ Tổng Tham mưu, ở cấp Quân khu, Quân chủng, Tổng cục, Quân đoàn, Binh chủng và tương đương.
– Phòng Chính trị ở cấp sư đoàn, cơ quan quân sự địa phương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
– Ban Chính trị ở cấp trung đoàn, cơ quan quân sự địa phương huyện, thị xã và tương đương.
– Tổng cục Kỹ thuật là cơ quan quản lý kỹ thuật đầu ngành của Bộ Quốc phòng có chức năng tổ chức, quản lý, nghiên cứu đảm bảo vũ khí và phương tiện, trang bị kỹ thuật chiến đấu cho các quân, binh chủng
– Tổng cục tình báo là cơ quan tình báo chuyên trách chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam; cơ quan tình báo chuyên trách quân sự của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng.
– Tổng cục Hậu cần là cơ quan đầu ngành về hậu cần của Quân đội nhân dân Việt Nam; có chức năng tham mưu, chỉ đạo, tổ chức bảo đảm vật chất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm quân y, bảo đảm vận tải… cho quân đội.
– Tổng cục công nghiệp quốc phòng: Chịu trách nhiệm sản xuất vũ khí, trang bị quân dụng cho quân đội và dân quân tự vệ.
Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật… để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc – Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
XEM THÊM: Đặc điểm của đế quốc Nhật?
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.