Mặc dù trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid – 19 nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đăng ký thành lập công ty mới mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước đó. Nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Vạn Luật gửi tới bạn đọc hướng dẫn cụ thể như sau:

XEM THÊM: Giới Thiệu Các Loại Hình Công Ty Phổ Biến Tại Việt Nam Hiện Nay

Quy định chung của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 đã thay thế các luật cũ năm 2014 và điều chỉnh các hoạt động đầu tư, thành lập và hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các luật này đã xác nhận đảm bảo vốn pháp định và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cho phép các nhà đầu tư đầu tư vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp, vật liệu mới, công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, bảo vệ môi trường và các hoạt động tương tự. Luật Đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo nhiều hình thức, bao gồm thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, hợp đồng PPP và hợp đồng BCC.

Thủ tục thành lập công ty với vốn đầu tư nước ngoài thuộc hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu chi tiết về quy trình này.

Thủ tục thành lập công ty Có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Quy định của pháp luật về việc thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Theo Luật Đầu tư Việt Nam và Cam kết với WTO, nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi cấp phép, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra một số yếu tố, bao gồm vị trí trụ sở, vốn điều lệ và hoạt động kinh doanh.

Về vị trí trụ sở, nhà đầu tư phải cung cấp địa chỉ chính xác và hợp đồng thuê địa điểm cùng với các tài liệu liên quan khác về địa điểm.

Về vốn điều lệ, mức vốn đầu tư tối thiểu để thành lập công ty không được quy định bởi pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài phải chứng minh số vốn đầu tư đó đủ để vận hành công ty. Để chứng minh đủ năng lực tài chính, nhà đầu tư phải cung cấp bản sao kê tài khoản xác nhận số dư tại ngân hàng. Sau khi công ty được thành lập, nhà đầu tư phải chuyển số tiền đó vào tài khoản của công ty. Trong vòng 3 tháng, nhà đầu tư phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký đối với Công ty cổ phần hoặc trong vòng 36 tháng đối với công ty TNHH.

Về hoạt động kinh doanh, hiện tại, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn bị hạn chế về lĩnh vực kinh doanh. Có những ngành nghề bị cấm và điều kiện kinh doanh phải tuân thủ.

Ngoài những điều trên, đối với bất kỳ tổ chức kinh tế mới nào, việc thành lập phải được gắn với dự án đầu tư tại Việt Nam. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp có quy định riêng về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) của dự án đầu tư và hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCNĐKDN) của tổ chức kinh tế mới thành lập.

2.1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư)

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  • Điều kiện:
  • Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
  • Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư 2020;
  • Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường
  • Hồ sơ: Hồ sơ đề nghị cấp GCNĐKĐT bao gồm:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
  • Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
  • Thời gian: 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị đầy đủ và hợp lệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư.

XEM THÊM: Thành lập chi nhánh công ty tại hồng kông

2.1. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.
  2. Tên doanh nghiệp phải được đặt đúng quy định.
  3. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải hợp lệ.
  4. Phải nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty.
  3. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
  4. Bản sao các giấy tờ pháp lý sau:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài, bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời gian cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày kể từ khi nhận được đề nghị đầy đủ và hợp lệ về việc cấp.

One thought on “Thủ tục thành lập công ty Có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

  1. Pingback: Thành Lập Văn Phòng Đại Diện Của Công Ty Nước Ngoài Tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *