Thuế tài nguyên được quy định thế nào theo pháp luật hiện hành? Bài viết này sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc: Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng nào phải chịu thuế tài nguyên? Ai là người nộp thuế tài nguyên?

XEM THÊM:Thuế thu nhập doang nghiệp là gì? Những quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế tài nguyên là thuế thu trên trị giá tài nguyên thiên nhiên mà tổ chức, cá nhân khai thác thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bài viết phân tích những nội dung cơ bản của thuế tài nguyên và lịch sử hình thành chế định thuế này tại Việt Nam.
  • Luật Quản lý Thuế 2019
  • Luật thuế tài nguyên 45/2009/QH12
  • Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên 2009
  • Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về Thuế tài nguyên
  • Nguồn thư viện pháp luật

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên thì phải nộp thuế tài nguyên. Vậy thuế tài nguyên là gì, có phải tất cả hoạt động khai thác tài nguyên đều phải nộp thuế? Cách tính thuế tài nguyên như thế nào? Trong bài viết này vạn Luật sẽ giải đáp những thắc mắc đó đến các bạn

Thuế tài nguyên là gì?

Thuế tài nguyên là một loại thuế gián thu, đây là số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho nhà nước khi khai thác tài nguyên thiên nhiên. Nói cách khác, thuế tài nguyên là một loại thuế điều tiết thu nhập về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Đối tượng chịu thuế tài nguyên

Luật Thuế tài nguyên 2009 và Thông tư 152/2015/TT-BTC quy định các đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, bao gồm:

– Khoáng sản kim loại

– Khoáng sản không kim loại

– Sản phẩm của rừng tự nhiên; trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ

– Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật

– Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy

– Yến sào thiên nhiên; trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác

– Tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

Như vậy, cá nhân, tổ chức nào tiến hành hoạt động khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trên thì phải chịu thuế tài nguyên.

Thuế tài nguyên là gì? Quy định về thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là gì? Quy định về thuế tài nguyên

Người nộp thuế tài nguyên

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản:

Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn bản đó.

Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.

Đối với doanh nghiệp khai thác là doanh nghiệp liên doanh:

Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế.

Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Đối với tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công mà trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên:

Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh tài nguyên khai thác.

Đối với tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nước từ công trình thủy lợi:

Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện là người nộp thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thủy lợi.

Trường hợp tổ chức quản lý công trình thủy lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.

XEM THÊM: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Quy định pháp luật hiện hành ra sao?

Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ:

Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh.

Cách tính thuế tài nguyên

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxGiá tính thuế đơn vị tài nguyênxThuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

 Sản lượng tài nguyên tính thuế

– Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

– Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

– Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

– Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

– Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m³) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

– Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

Giá tính thuế

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Thuế suất thuế tài nguyên

Số thứ tựNhóm, loại tài nguyênThuế suất
(%)
IKhoáng sản kim loại 
1Sắt, măng-gan (mangan)7 – 20
2Ti-tan (titan)7 – 20
3Vàng9 – 25
4Đất hiếm12 – 25
5Bạch kim, bạc, thiếc7 – 25
6Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)7 – 25
7Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken)7 – 25
8Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thủy ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)7 – 25
9Khoáng sản kim loại khác5 – 25
IIKhoáng sản không kim loại 
1Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình3 – 10
2Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh5 – 15
3Đất làm gạch5 – 15
4Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa7 – 20
5Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)7 – 20
6Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh7 – 15
7Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng5 – 15
8A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)3 – 10
9Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò4 – 20
10Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên6 – 20
11Than nâu, than mỡ6 – 20
12Than khác4 – 20
13Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)16 – 30
14E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), ô-pan (opan) quý màu đen16 – 30
15Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)12 – 25
16Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)12 – 25
17Khoáng sản không kim loại khác4 – 25
IIIDầu thô6 – 40
IVKhí thiên nhiên, khí than1 – 30
VSản phẩm của rừng tự nhiên 
1Gỗ nhóm I25 – 35
2Gỗ nhóm II20 – 30
3Gỗ nhóm III, IV15 – 20
4Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác10 – 15
5Cành, ngọn, gốc, rễ10 – 20
6Củi1 – 5
7Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô10 – 15
8Trầm hương, kỳ nam25 – 30
9Hồi, quế, sa nhân, thảo quả10 – 15
10Sản phẩm khác của rừng tự nhiên5 – 15
VIHải sản tự nhiên 
1Ngọc trai, bào ngư, hải sâm6 – 10
2Hải sản tự nhiên khác1 – 5
VIINước thiên nhiên 
1Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp8 – 10
2Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện2 – 5
3Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này
3.1Nước mặt1 – 3
3.2Nước dưới đất3 – 8
VIIIYến sào thiên nhiên10 – 20
IXTài nguyên khác1 – 20

Công thức tính thuế tài nguyên

Công thức tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxGiá tính thuế đơn vị tài nguyênxThuế suất thuế tài nguyên

Hoặc nếu trong trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ=Sản lượng tài nguyên tính thuếxMức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Trên đây là nội dung Vạn Luật chia sẻ về Thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline của LawKey để được tư vấn. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý bạn đọc! 

XEM THÊM: Thuế xuất nhập khẩu là gì? Những quy định liên quan đến thuế xuất nhập khẩu

Xét về bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu. Tuy nhiên, nó mang tính chất là một khoản thu về chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên quốc gia mà tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi khai thác tài nguyên, tương tự như trường hợp cơ sở kinh doanh phải ưả tiền mua các loại tài nguyên khác về để sản xuất, kinh doanh.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *