Trước tiên Công ty TNHH Vạn Luật chúng tôi, xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất.

Công ty TNHH Vạn Luật là một trong những tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp. Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp mới thành lập, các loại giấy phép và đặc biệt là hỗ trợ các dịch vụ đăng ký quyền liên quan.

Đăng ký quyền liên quan là giấy phép cần có điều kiện. Nếu muốn được đăng ký quyền liên quan, cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật và phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký quyền liên quan.

Mọi thủ tục liên quan tới pháp lý đều được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn. Bạn có thể yên tâm để dành thời gian cho những chiến lược phát triển khác của mình.

Đơn vị Vạn Luật xin tư vấn điều kiện, trình tự, thủ tục đề nghị đăng ký quyền liên quan như sau:

Quyền liên quan là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định về khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả như sau: Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. ..

Đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ quyền liên quan?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì những đối tượng quyền liên quan sau đây sẽ được bảo hộ:

– Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật này;

+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Đăng ký quyền liên quan
Đăng ký quyền liên quan

Điều kiện để được bảo hộ quyền liên quan?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì những tổ chức, cá nhân sau đây được bảo hộ quyền liên quan:

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này.

– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).

Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả là gì?

Theo điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 49. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

  1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
  2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
  3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

Như vậy, mặc dù việc đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là vô cùng cần thiết để có căn cứ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả khi có hành vi xâm phạm.

Hồ sơ đăng ký quyền liên quan như thế nào?

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
  • 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan
  • 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký (
  • Bản sao có chứng thực Giấy tờ pháp lý cá nhân (chứng minh nhân dân,Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều)
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Lưu ý: Các tài liệu quy định tại các điểm trên phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Số lượng: 1 bộ hồ sơ

Trình tự đăng ký quyền liên quan như thế nào?

Theo điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn về quyền tác giả, quyền liên quan quy định như sau:

Điều 34. Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

  1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
  2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

Căn cứ theo quy định trên, Việc nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có thể được thực hiện bằng phương thức trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp. Về cách thức thì hồ sơ có thể được nộp thông qua đường bưu điện.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan?

Theo điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

Điều 52. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Như vậy, Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên quan là bao nhiêu?

Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận được quy định cụ thể tại Thông tư 211/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Cuộc biểu diễn được định hình trên:

  • Bản ghi âm: 200.000
  • Bản ghi hình: 300.000
  • Chương trình phát sóng: 500.000

Mẫu đơn đăng ký quyền liên quan.

MẪU SỐ 02

(Ban hành theo Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL
Ngày 02 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hanh phúc
—————

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN LIÊN QUAN

Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

  1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………………………………………………………………………..

(chủ sở hữu quyền liên quan/người được ủy quyền):………………………………………….

Sinh ngày:…………tháng………..năm………………………………………………………………..

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp:…………………………………………tại:…………………………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………….Email……………………………………………..

Nộp đơn đăng ký quyền liên quan cho:……………………………………………………………..

  1. Đối tượng đăng ký quyền liên quan:

Tên cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng:……………………………

Đăng ký quyền liên quan đối với (quyền của người biểu diễn/quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/tổ chức phát sóng): …………………………………………………………………………………………………………………

Ngày hoàn thành:………………………………………………………………………………………….

Công bố/chưa công bố:…………………………………………………………………………………

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao):………………………………………………..

Ngày công bố:……………………………………………………………………………………………..

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố…………………………………..Nước……………………………

Nội dung Cuộc biểu diễn/Bản ghi âm, ghi hình/Chương trình phát sóng (nêu tóm tắt nội dung, cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng – nội dung do cá nhân/tổ chức tự thực hiện, không sao chép, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tác phẩm/bản ghi thuộc quyền liên quan được sử dụng trong cuộc biểu diễn/bản ghi âm, ghi hình/chương trình phát sóng (nếu có):

Tên tác phẩm/bản ghi:……………………………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………………………………….

Tác giả:………………………………………………………………………………………………………

Chủ sở hữu quyền:……………………………………………………………………………………….

  1. Những người biểu diễn/sản xuất bản ghi âm, ghi hình/thực hiện chương trình phát sóng (khai đầy đủ những người thực hiện):

Họ và tên:………………………………………………Quốc tịch…………………………………..

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu:………………………………….

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

  1. Chủ sở hữu quyền Iiên quan (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có):

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………Quốc tịch………………………………………

Sinh ngày:………………..tháng…………….năm……………………………………………………

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Ngày cấp:……………………………..tại:……………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại………………………………………….Email…………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền: (tự đầu tư thực hiện/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc/thừa kế…)

  1. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

Số, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp:…………………………………………

Cấp ngày…………….tháng…………….năm…………………………………………………………

Tên cuộc biểu diễn/Bản ghi âm, ghi hình/Chương trình phát sóng:…………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………

Chủ sở hữu:………………………………………………………………………………………………..

Số Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):…………………………………………………………………………………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:………………………………………………………………….

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 ………., ngày…..tháng……năm………
Người nộp đơn
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

 

10 .Thời hạn giải quyết hồ sơ là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn.

11.Dịch vụ đăng ký quyền liên quan tại Vạn Luật

Khi có nhu cầu đăng ký quyền liên quan,  bạn có thể liên hệ Vạn Luật:

– Gọi điện tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 02473 023 698

– Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email: lienhe@vanluat.vn

– Gặp lãnh đạo tổ chức, yêu cầu dịch vụ, khiếu nại chất lượng tư vấn gọi: 0919 123 698

để được hướng dẫn, tư vấn chi tiết nhất. Vạn Luật cung cấp dịch vụ xin cấp Giấy phép trọn gói với chi phí hợp lý, thời gian nhanh chóng và đúng quy định pháp luật.

Cụ thể, nội dung  công việc Vạn Luật sẽ tư vấn hỗ trợ như sau:

– Tư vấn điều kiện đăng ký quyền liên quan;

– Tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký quyền liên quan;

– Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền liên quan;

– Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục tại Cơ quan có thẩm quyền;

– Theo dõi và thông báo tiến trình hồ sơ đến khách hàng;

– Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng.

12. Lý do bạn nên chọn dịch vụ của Đơn vị Công Ty Vạn Luật

– Chúng tôi không lớn nhất, nhưng chất lượng dịch vụ của chúng tôi là tốt nhất

– Chúng tôi luôn rước tới quý khách hàng những dịch vụ chất lượng với tiêu dùng rẻ nhất

– Chúng tôi luôn tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng

– Lợi ích của bạn – lợi ích của chúng tôi! Tới với Đơn vị Công Ty Vạn Luật – Tới với sự chuyên nghiệp!

Quý Khách có thể tùy chọn các hình thức liên hệ cũng như trao đổi thông tin tư vấn với Công Ty Vạn Luật sao cho thuận tiện nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *