Sau đây là 05 quy định mới về chuyển mục đích sử đụng đất, về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là sổ đỏ)… tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn Luật đất đai (có hiệu lực từ 01/9/2021) mà người có nhà đất cần biết:

XEM THÊM: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Chượng trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2023, trong đó điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2021. Điều này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều đổi mới, giúp Luật đất đai ngày càng phù hợp với xu thế và thị trường trong tương lai.

1. Sửa quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động đất đai

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi và bổ sung quy định về các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép cơ quan nhà nước nhưng phải đăng ký biến động đất đai theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

Cụ thể, các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không cần phải xin phép cơ quan nhà nước bao gồm:

  • Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác như đất xây dựng nhà kính, nhà trồng trọt và đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm.
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác và đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm.
  • Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất trồng cây hàng năm.
  • Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
  • Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Ngoài ra, quy định này cũng bổ sung chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Tuy nhiên, các tổ chức hoặc cá nhân thực hiện các trường hợp chuyển đổi sử dụng đất này vẫn phải đăng ký biến động đất đai trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật đất đai mới nhất 2022 vừa được ban hành hiện nay!
Luật đất đai mới nhất 2022 vừa được ban hành hiện nay!

Thông tư 09/2021/TT-BTNMT đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 11 trong Thông tư 02/2015/TT-BTNMT về việc đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất. Sau sửa đổi, chỉ có những trường hợp chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sẽ không phải xin phép nhưng vẫn phải đăng ký biến động đất đai.

Trong quá trình sửa đổi, trường hợp “Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ” đã bị loại khỏi danh sách các trường hợp không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động. Điều này phù hợp với quy định của Luật đất đai 2013 tại điểm g Khoản 1 Điều 57, cho biết chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp là trường hợp phải xin phép khi chuyển mục đích.

Như vậy, việc sửa đổi này giúp đưa ra các hướng dẫn phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, giúp cho các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện quy trình đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất một cách chính xác và đầy đủ.

2. Sắp tới, xin cấp sổ đỏ không cần bản sao CMND/CCCD/sổ hộ khẩu

Khoản 5 Điều 11 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT  quy định:

Điều 11. Điều khoản thi hành

………….

5. Đối với trường hợp nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận mà có yêu cầu thành phần là bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy chứng minh quân đội hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh nhân thân thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mà không yêu cầu người nộp hồ sơ phải nộp các giấy tờ này để chứng minh nhân thân trong trường hợp dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai).

Như vậy, khi nào dữ liệu quốc gia về dân cư được chia sẻ và kết nối với dữ liệu của các ngành, các lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực đất đai) thì làm làm thủ tục đề nghị cấp sổ đỏ không cần bản sao CMND/CCCD/sổ hộ khẩu

XEM THÊM: Thủ tục sang tên xe máy đổi chủ mới nhất 2022

3. Bổ sung Biểu mẫu đăng ký cấp sổ đỏ (sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa)

Khi nộp Hồ sơ chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa” được nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi đất nông nghiệp :

– Hiện hành: Sử dụng Mẫu số 10/ĐK – Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT

Mẫu số 10/ĐK

– Từ 01/9/2021: Sử dụng Mẫu số 04đ/ĐK –  Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (mẫu riêng sử dụng cho trường hợp dồn điền, đổi thửa) ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BTNMT.

Mẫu số 04đ/ĐK

4. Bổ sung trường hợp được cấp Sổ đỏ mới khi đăng ký biến động

Theo khoản 2, 3 Điều 1 Thông tư 09/2021, bổ sung thêm trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ đỏ gồm:

– Thửa đất được tách ra để cấp riêng sổ đỏ đối với trường hợp sổ đỏ đã được cấp chung cho nhiều thửa.

– Thay đổi diện tích đất ở trong thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở do xác định lại diện tích đất ở theo quy định.

Xem thêm chi tiết: 03 điểm mới về sổ đỏ áp dụng từ ngày 01/9/2021

5. Sửa quy định về việc xác nhận những thay đổi vào sổ đỏ đã cấp

– Thay từ “hiến tặng” bằng từ “tặng cho” đối với trường hợp dùng để làm đường giao thông, thủy lợi hoặc công trình công cộng và đồng thời hướng dẫn cách ghi với 4 trường hợp:

+ Tặng cho một phần

+ Tặng cho toàn bộ

+ Tặng một phần của một hoặc một số thửa đất, tặng cho một thửa đất hoặc một số thửa đất trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất.

+ Tặng cho toàn bộ các thửa đất trên sổ đỏ cấp chung cho nhiều thửa đất

(Hiện tại Khoản 16 Điều 18 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT chỉ hướng dẫn cách ghi 1 chung chung là hiến tặng mà không phân các trường hợp).

– Bổ sung cách ghi đối với trường hợp trên sổ đỏ đã cấp chung cho nhiều thửa đất, có thửa đất được tách ra để cấp riêng một sổ đỏ:

Bổ sung quy định về hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án như sau:

Hồ sơ thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đầu tư cần đáp ứng những yêu cầu và điều kiện nhất định. Hồ sơ cần được tập hợp và trình bày đầy đủ, chính xác để đảm bảo tính pháp lý và minh bạch cho việc chuyển đổi đất.

Theo Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT, các hồ sơ đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đầu tư cần bao gồm các tài liệu sau:

  1. Hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để thẩm định:
  • Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 03a.
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư.
  • Quyết định phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 của Luật Đất đai.
  • Phương án trồng rừng thay thế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
  1. Hồ sơ do Bộ Tài nguyên và Môi trường lập để trình Thủ tướng Chính phủ:
  • Văn bản Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ.
  • Hồ sơ quy định tại khoản 1.
  • Biên bản họp Hội đồng thẩm định việc chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trình Thủ tướng Chính phủ.
  1. Hồ sơ thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trình Thủ tướng Chính phủ khi chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản a Điều 32 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đầu tư bao gồm các thành phần hồ sơ theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Ngoài ra, hồ sơ còn phải bao gồm các hồ sơ quy định tại khoản c và khoản đ của khoản 1 Điều này, và văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nội dung xác định các chỉ tiêu sử dụng đất còn lại đến thời điểm đề xuất dự án và việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của chủ đầu tư.

Trong trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, việc thẩm định hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất là rất quan trọng. Hồ sơ phải đầy đủ, chính xác và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các yêu cầu thẩm định, thì dự án chuyển mục đích sử dụng đất có thể bị từ chối.

Ngoài ra một số nội dung về việc hợp thửa, tách thửa, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất … cũng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 09/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phòng QLXDTNMT

XEM THÊM: Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14 mới nhất!

Trên sổ đỏ đã cấp ghi “Thửa đất… (ghi số thửa, số tờ bản đồ) diện tích…m2 được tách ra để cấp riêng Giấy chứng nhận; theo hồ sơ số… (ghi mã hồ sơ thủ tục đăng ký)”.”

#Luật đất đai mới nhất 2022
#luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2022
#Luật đất đai mới nhất 2022 PDF
#Luật đất đai 2022 PDF
#Luật đất đai mới nhất hiện này
#Luật đất đai mới nhất 2022
#Luật đất đai sửa đổi 2022
#luật đất đai 2013 sửa đổi, bổ sung 2022

One thought on “Luật đất đai mới nhất 2023 vừa được ban hành hiện nay!

  1. Nguyễn Duệ says:

    Tôi thấy luật đất đai năm 2013 sửa đổi đã làm chủ hộ gia đình đất mất hết quyền hạn của chủ hộ khi đứng tên trên mảnh đất đó, vì lý do mọi người đều như nhau ,khi làm thủ tục chuyển nhượng cho thành viên thế hệ thứ hai, thì chủ hộ gia đình không có tự cho được vì phái có thế hệ thứ nhất ký tên đồng ý, trong khi thế hệ thứ nhất họ đã không còn tham gia sản xuất trong hộ gia đình quá lâu rồi, tôi đề nghị sửa đổi lại cho thực tế hơn: Theo tôi thì cứ khoảng 15 năm anh không tham gia sản xuất trong hộ gia đình nữa thì thế hệ thứ hai họ trên 18tuổi họ có quyền hạn như thế hệ thứ nhất như thế sẽ không làm phiền đến thế hệ thứ hai và thế hệ thứ nhất nữa tôi thấy như thế mới có bình đẳng còn không cứ tranh chấp hết thế hệ nọ sang thế hệ khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *