Giấy ủy quyền cá nhân là văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định trong nội dung của giấy ủy quyền. Luật Minh Khuê giới thiệu giấy ủy quyền dùng cho cá nhân và doanh nghiệp mới nhất:
XEM THÊM: Xin mẫu đơn ly hôn cập nhật tại Tòa Án mới nhất năm 2023
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là mẫu giấy được sử dụng khá phổ biến trong các cơ quan, doanh nghiệp muốn ủy quyền cho các cá nhân hay tập thể nào đó thực hiện công việc được bàn giao.
Giấy này ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định một người khác/tổ chức khác được đại diện cho mình thực hiện một hoặc một vài công việc trong phạm vi ủy quyền.
Theo quy định hiện nay, việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt, không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy (khác với hợp đồng ủy quyền phải có mặt và sự đồng ý của cả 02 bên, bên nhận ủy quyền phải làm công việc được ủy quyền một cách bắt buộc).
Bởi vậy, những công việc được thực hiện bằng Giấy ủy quyền thường có tính chất đơn giản. Những công việc phức tạp, đòi hỏi bắt buộc phải thực hiện nên sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được phép ủy quyền, gồm:
– Đăng ký kết hôn, ly hôn
– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
– Lập di chúc của mình
– Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.
1. Giới thiệu mẫu giấy ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân
Giữa hai cá nhân có quyền xác lập giấy ủy quyền, tuy nhiên việc xác lập giấy ủy quyền phải được thực hiện tại văn phòng công chứng, trong một số trường hợp việc ủy quyền có thể cần có sự xác nhận của chính quyền địa phương (cấp xã/phường) để đảm bảo tính hiệu lực và khách quan trong quan hệ ủy quyền. Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu giấy ủy quyền giữa hai cá nhân có xác nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để người dân tham khảo.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——o0o ——
GIẤY ỦY QUYỀN
(Dành cho cá nhân)
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành;
……., ngày…… tháng…… năm 20…… ; chúng tôi gồm có:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên:…………………………………………………………….
Địa chỉ:…………………………………………………………….
Số CMND: ……………. Cấp ngày: …….. Nơi cấp: ……..
Quốc tịch:…………………………………………………………
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên:………………………………………………………………..
Địa chỉ:……………………………………………………………….
Số CMND: …………. Cấp ngày: ………. Nơi cấp:………..
Quốc tịch:……………………………………………………………
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
IV. CAM KẾT
– Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
– Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.
Giấy ủy quyền trên được lập thành … bản, mỗi bên giữ ….. bản.
BÊN ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) | BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký, họ tên) |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………
(Ký, đóng dấu xác nhận)
XEM THÊM: Luật cư trú 2020 số 68/2020/QH14 được triển khai như thế nào?
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp khi ủy quyền chỉ cần thay đổi các nội dung của bên ủy quyền và các nội dung trong giấy ủy quyền là có thể sử dụng được mẫu này.
2. Hướng dẫn cách viết Giấy ủy quyền
Cách viết Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày…. Bạn hãy đọc kỹ nội dung về cách ghi Giấy ủy quyền để tránh nhầm lẫn, sai xót khi biên soạn giấy tờ.
Quốc hiệu tiêu ngữ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tên loại giấy tờ
GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền
Bên ủy quyền:
Ghi rõ: Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú
Bên nhận ủy quyền:
Ghi rõ: Họ và tên, sinh năm, số CMND, Hộ khẩu thường trú
Nội dung ủy quyền:
Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày …..
– Nên thỏa thuận rõ ràng về Nội dung, phạm vi ủy quyền;
– Nên có quy định cụ thể về thời hạn ủy quyền (VD: Giấy ủy quyền có thời hạn 3 tháng kể từ ngày ký)
– Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân). Trong trường hợp này, cán bộ tư pháp xã phường đóng vai trò là người chứng kiến/người làm chứng xác nhận việc các bên có đầy đủ năng lực dân sự (khả năng nhận thức và điều kiển hành vi) và tự nguyện tam gia quan hệ ủy quyền.
– Trong một số giao dịch không yêu cầu bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước (UBND xã, Văn phòng công chứng…) thì có thể nhờ bên thứ 3 không liên quan đến quyền và lợi ích trong hoạt động ủy quyền ký xác nhận với vai trò là người làm chứng. Hoặc nếu không có người làm chứng, không muốn có người làm chứng thì bỏ nội dung này trong trường hợp đó tòa án vẫn chấp thuận nếu phát sinh tranh chấp về sau và hai bên tự nguyện thỏa thuận các nội dung không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Sau này, nếu 2 bên có xảy ra tranh chấp thì Tòa án sẽ căn cứ vào văn bản này mà giải quyết.
3. Dịch vụ luật sư tư vấn soạn thảo giấy ủy quyền:
Trong mỗi quan hệ pháp lý, việc soạn thảo giấy ủy quyền có những yêu cầu khác nhau về nội dung và hình thức. Vì vậy, nếu bạn muốn thiết lập một quan hệ ủy quyền hợp pháp và chính xác, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Khuê thông qua các hình thức sau đây:
- Tư vấn pháp luật trực tuyến về soạn thảo giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền. Bạn có thể gọi số 1900.6162 (nhấn phím số 2) để được tư vấn bởi đội ngũ luật sư của công ty. Họ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về soạn thảo và lập giấy ủy quyền, cung cấp mẫu giấy ủy quyền theo từng lĩnh vực để bạn tham khảo và sử dụng.
- Đặt lịch tư vấn pháp luật trực tiếp tại trụ sở của Công ty Vạn Luật tại P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm thông qua số điện thoại 0919123698. Nhân viên lễ tân của công ty sẽ tiếp nhận yêu cầu và bố trí lịch hẹn để bạn được tư vấn trực tiếp tại trụ sở của công ty.
Công ty Vạn Luật là một trong những công ty luật nổi tiếng, đội ngũ luật sư và chuyên gia của công ty đã tham gia nhiều chương trình truyền hình của Trung ương và địa phương để đưa pháp luật gần hơn đến người dân.
4. Ý nghĩa, giá trị pháp lý của Giấy ủy quyền
Trong các quan hệ ủy quyền phổ biến, quan hệ ủy quyền giữa cá nhân và cá nhân là một trong những trường hợp thường xuyên được thực hiện. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hoạt động ủy quyền cá nhân được thực hiện dưới các dạng chủ yếu sau:
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú (Điều 65, Bộ luật dân sự năm 2015);
Ví dụ: Ông A cư trú tại Nam Định nhưng sang thành phố Hồ Chí Minh làm việc, ông có thể ủy quyền cho bà B ở nhà quản lý tài sản khi ông vắng mặt.
- Ủy quyền giữa các cá nhân trong nội bộ pháp nhân, công ty hoặc doanh nghiệp (Điều 83, 85 Bộ luật dân sự năm 2015 về cơ cấu tổ chức pháp nhân và đại diện của pháp nhân).
Ví dụ: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể ủy quyền cho cá nhân khác (phó giám đốc/trưởng phòng) thực hiện các nhiệm vụ của công ty thuộc thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật.
- Chủ thể của các giao dịch dân sự là hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác… có thể ủy quyền cho một cá nhân đại diện thực hiện các giao dịch dân sự cho mình (Điều 101, Bộ luật dân sự năm 2015).
Ví dụ: Khi hộ gia đình bị nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình có thể ký hợp đồng ủy quyền để một cá nhân đại diện tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến việc nhận tiền đền bù, khiếu nại giải quyết tranh chấp, đưa ra ý kiến khác nhằm bảo vệ lợi ích chung của hộ gia đình thông qua các cuộc họp…
Về nguyên tắc hoạt động ủy quyền cần xác lập những nội dung quan trọng tiên quyết như sau:
Để xác lập một quan hệ ủy quyền pháp lý, cần tuân theo các quy định sau đây:
- Quan hệ ủy quyền và đại diện phải được xác lập bằng văn bản theo quy định tại Điều 135 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015.
- Thời hạn ủy quyền cần được quy định cụ thể, theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật, như quy định tại Điều 140 về thời hạn đại diện ủy quyền.
- Người ủy quyền chỉ được thực hiện các nội dung công việc trong phạm vi ủy quyền, như quy định tại Điều 141 về phạm vi đại diện ủy quyền.
- Bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có thể có quyền và nghĩa vụ cụ thể dựa trên nội dung của hợp đồng ủy quyền (từ Điều 274 đến 291 của Bộ Luật Dân Sự năm 2015). Bên nhận ủy quyền có thể được hưởng một khoản thù lao theo sự thỏa thuận và phải thực hiện đầy đủ nội dung ủy quyền. Nếu vi phạm, bên nhận ủy quyền phải bồi thường hoặc chịu trách nhiệm liên đới căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
Lưu ý: Không có khái niệm “giấy ủy quyền” trong Bộ Luật Dân Sự năm 2015, mà chỉ có quy định về “hợp đồng ủy quyền”. Vì vậy, nếu sử dụng thuật ngữ pháp lý chuyên ngành, nên sử dụng khái niệm “hợp đồng ủy quyền” thay vì “giấy ủy quyền”.
Điều 562. Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 563. Thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Điều 564. Ủy quyền lại
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
5. Một số trường hợp pháp lý đặc biệt về ủy quyền
- Cha mẹ được xem là người đại diện tự nhiên (không cần ủy quyền) của con chưa đủ tuổi để tự quyết định (dưới 15 tuổi).
- Người từ 15 đến chưa đủ 18 tuổi có thể đại diện theo ủy quyền (trừ khi pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người trên 18 tuổi thực hiện) theo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền.
- Vợ chồng cũng có thể xác lập giấy ủy quyền để quyết định về tài sản chung hình thành trong thời gian hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung vợ chồng.
Nếu gặp bất kỳ vấn đề pháp lý liên quan đến quan hệ ủy quyền trong lĩnh vực dân sự, hãy liên hệ với Vạn Luật để được tư vấn về xác lập văn bản ủy quyền hợp pháp cũng như giải quyết các tranh chấp pháp lý có thể phát sinh từ các quan hệ ủy quyền.
XEM THÊM: Bản tự kiểm điểm Đảng viên, bản kiểm điểm cá nhân mới hiện nay!
Phân biệt giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền như thế nào?
Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền là hai khái niệm pháp lý khác nhau. Trong khi giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận khi không có văn bản nào quy định cụ thể, thì hợp đồng ủy quyền được quy định rõ ràng tại Bộ luật Dân sự. Giấy ủy quyền là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Trái lại, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên.
Một điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại ủy quyền này là khả năng ủy quyền lại. Trong giấy ủy quyền, người được ủy quyền không được ủy quyền lại. Tuy nhiên, đối với hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Trong cả hai loại ủy quyền, trách nhiệm của bên được ủy quyền là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, giấy ủy quyền không quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, do đó nếu bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc, bên ủy quyền không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện hay bồi thường thiệt hại. Trái lại, hợp đồng ủy quyền quy định rõ ràng về nghĩa vụ của bên được ủy quyền và nếu có thiệt hại xảy ra thì bên được ủy quyền phải bồi thường nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.
#Mẫu giấy ủy quyền cho người thân
#Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc
#Mẫu giấy ủy quyền viết tay
#Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương
#Mẫu giấy ủy quyền công ty
#Mẫu giấy ủy quyền nhà đất
#Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền
#Cách viết giấy ủy quyền