Thủ tục giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì họ được người sử dụng lao động và quỹ bảo hiểm hỗ trợ như thế nào? Thủ tục giải quyết hưởng chế độ ra sao? Bạn có thể tham khảo các quy định pháp luật được Luật Minh Gia dẫn chiếu sau đây:
Luật sư tư vấn Luật An toàn, vệ sinh lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Để được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Do đó, nếu bạn gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư riêng. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.
- Căn cứ theo QĐ 166/QĐ-BHXH về quy trình giải quyết hưởng các chế độ bhxh, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ngày 31/01/2019
- Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014
XEM THÊM: Những Lưu ý khi mở công ty tại Hồng Kông mà bạn cần biết!
Hồ sơ giải quyết cần có
Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 51; khoản 2, 3, 4 Điều 57 và khoản 2, 3, 4 Điều 58 Luật ATVSLĐ; khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ngày 15/10/2018 của Chính phủ; khoản 5 Điều 5; Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế, gồm:
- Trường hợp bị TNLĐ, BNN lần đầu:
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm khả năng lao động 61%), nếu giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.
- Trường hợp điều trị nội trú: Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Trường hợp bị bệnh nghề nghiệp mà không điều trị nội trú thì có thêm giấy khám bệnh nghề nghiệp.
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB.
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
- Trường hợp được giám định lại sau khi thương tật, bệnh tật tái phát:
- Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong Hệ thống hoặc chưa được cấp mã số BHXH) đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được giám định y khoa nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông hoặc Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan Công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Quân đội
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng giám định y khoa.
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
- Trường hợp được giám định tổng hợp do đã bị TNLĐ, BNN nay tiếp tục bị TNLĐ hoặc BNN:
- Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ, BNN của lần điều trị nội trú sau cùng.
- Trường hợp bị TNLĐ điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động: Biên bản điều tra TNLĐ; nếu bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ TNGT hoặc biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội.
- Trường hợp bị BNN điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động: Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động
- Biên bản giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đã được giám định mức suy giảm khả năng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của lần giám định đó;
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp PTTGSH (nếu có).
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ, BNN theo mẫu số 05A-HSB đối với lần bị TNLĐ, BNN sau cùng; trường hợp lần bị TNLĐ, BNN trước đó tại đơn vị khác nhưng chưa được giải quyết chế độ thì có thêm văn bản đề nghị giải quyết của đơn vị nơi xảy ra TNLĐ, BNN.
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa.
- Đối với người lao động phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN:
- Đơn đề nghị hưởng chế độ BNN của người lao động theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 88/2020/NĐ-CP đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc; hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ BNN (mẫu số 05A-HSB) đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;
- Trường hợp thanh toán phí giám định y khoa thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định y khoa;
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có)
- Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 01/01/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp; vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có).
XEM THÊM: Mức hưởng chế độ đau ốm hiện nay!
Trách nhiệm chi trả thuộc về kế hoạch tài chính.
Đối với chi trả kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp sau TNLĐ, BNN; kinh phí hỗ trợ khám, chữa BNN; kinh phí hỗ trợ, phục hồi chức năng sau TNLĐ, BNN; kinh phí hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ: Tiếp nhận và căn cứ Danh sách C90-HD do Phòng Chế độ BHXH chuyển đến, chuyển tiền hỗ trợ vào tài khoản của đơn vị SDLĐ; thời hạn thực hiện: Tối đa 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận Danh sách.
Thời hạn giải quyết
– Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, bài viết trên đã thông tin chi tiết đến người lao động cũng như người sử dụng lao động năm bắt được những hồ sơ cần chuẩn bị để được hưởng các chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động. Mong rằng, bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích và đầy đủ đến mọi người.
XEM THÊM: Mức hưởng chế độ tai nạn Lao Động, bệnh nghề nghiệp Hiện Nay!
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 0919 123 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698