Với sự phát triển không ngừng của khoa học – kĩ thuật, nhu cầu sử dụng điện của người dân ngày càng tăng cao, nền công nghiệp năng lượng cũng có những bước phát triển ngày càng nổi bật nhằm khắc phục những hạn chế của ngành công nghiệp năng lượng từ hóa thạch đang cạn kiệt, năng lượng sạch như năng lượng gió được các quốc gia trong đó có Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển. Tính đến thời điểm hiện nay, các dự án điện gió đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn thực hiện trải dài khắp lãnh thổ Việt Nam từ bắc vào nam.
XEM THÊM: Đăng ký dấu cho văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài
Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án điện gió tại Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động xây dựng. Bài viết dưới đây của Vạn Luật sẽ giới thiệu giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài bao gồm cơ quan có thẩm quyền cấp, hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép này.
Hồ Sơ và thủ tục thực hiện dự án điện gió
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng Dự án điện gió cho nhà thầu Trung Quốc
Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài (Trung Quốc) tại Việt Nam bao gồm:
Tên hồ sơ | Số lượng |
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo Mẫu số 01, Mẫu số 04 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP | 01 bản |
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về:
| 01 bản |
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử:
| 01 bản |
Báo cáo:
| 01 bản |
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử:
| 01 bản |
Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu | 01 bản |
Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử:
| 01 bản |
Chú ý:
Trong các giấy tờ, tài liệu trên, một số tài liệu muốn được công nhận tính pháp lý thì cần thực hiện thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng Dự án điện gió cho nhà thầu Trung Quốc
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng dự án điện gió cho nhà thầu nước ngoài (Trung Quốc) tại Việt Nam, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhà thầu hoặc người được ủy quyền chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trên nộp tại:
- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên;
- Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cơ quan nhận hồ sơ sẽ thông báo cho nhà thầu về việc cấp Giấy phép hoạt động xây dựng hoặc không cấp Giấy phép kèm nêu rõ lý do.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP ban hành ngày 03/03/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Trên đây là tư vấn của Hà Thị về Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng Dự án Điện gió cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
Trong trường hợp, Quý khách hàng muốn được tư vấn chuyên sâu hơn và hỗ trợ thực hiện thủ tục này vui lòng liên hệ:
Theo quy định tại nghị định 15/2021/NĐ-CP: “Nhà thầu nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự; đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân sự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng hành vi dân sự của nhà thầu nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch. Nhà thầu nước ngoài có thể là tổng thầu, nhà thầu chính, nhà thầu liên danh, nhà thầu phụ.”
XEM THÊM: Nghĩa vụ của nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án xây dựng ở Việt Nam
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án điện gió.
- a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải bằng tiếng việt theo mẫu;
- b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hợp pháp;
- c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp;
đ) Biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động liên quan đến các công việc nhận thầu và bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử báo cáo tổng hợp kiểm toán tài chính trong 03 năm gần nhất (đối với trường hợp không thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu);
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử Hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng chính thức hoặc hợp đồng nguyên tắc với nhà thầu phụ Việt Nam để thực hiện công việc nhận thầu (đã có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu);
- e) Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
- g) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư của dự án/công trình.
XEM THÊM: Thành lập doanh nghiệp tại Singapore Giá Rẻ – Uy Tín
Lưu ý:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải làm bằng tiếng Việt.
– Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự.
– Các giấy tờ, tài liệu quy định tại các điểm b, c, đ và e nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
- Thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Theo quy định của pháp luật hiện hành có 2 cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài:
- a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên;
- b) Sở Xây dựng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài thực hiện hợp đồng của dự án nhóm B, nhóm C được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh.
Phân loại dự án xây dựng theo nhóm căn cứ vào quy định tại điều 8, 9, 10 Luật đầu tư công năm 2019.
- Trình tự cấp phép
– Nhà thầu nộp 1 bộ hồ sơ theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động xây dưng.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng xem xét hồ sơ để cấp Giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ . Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động xây dựng phải trả lời bằng văn bản cho nhà thầu và nêu rõ lý do.
– Khi nhận Giấy phép hoạt động xây dựng, nhà thầu nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính là 2.000.000 đồng/ giấy phép
- Thời hạn giấy phép hoạt động xây dựng
Giấy phép hoạt động xây dựng hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
- a) Hợp đồng thầu đã hoàn thành và được thanh lý;
- b) Hợp đồng không còn hiệu lực khi nhà thầu nước ngoài bị đình chỉ hoạt động, giải thể, phá sản hoặc vì các lý do khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà nhà thầu có quốc tịch.
XEM THÊM: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài
Với kinh nghiệm tư vấn cấp phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài đối với dự án điện gió, Vạn Luật có thể tư vấn giúp khách hàng giải quyết các vướng mắc một cách hiệu quả nhất. Vạn Luật cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn Giấy phép hoạt động xây dựng bao gồm soạn hồ sơ, giúp khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, đồng thời tư vấn các nghĩa vụ pháp lý nhà thầu cần thực hiện sau khi được cấp Giấy phép. Nếu quý vị có bất kì thắc mắc nào liên quan đến thủ tục này, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Vạn luật chúng tôi theo số 0919 123 698. Chúng tôi luôn có chuyên viên sẵn sàng tư vấn miễn phí cho quý vị.
Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:
Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:
SĐT: 091 6655 698
Email: lienhe@vanluat.vn
hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:
CÔNG TY VẠN LUẬT
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:A4.7 Tòa Centana, 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
HOTLINE: 02473 023 698