Hiện nay, mỹ phẩm là sản phẩm vô cùng phổ biến và cần thiết. Do đó, nhu cầu kinh doanh mỹ phẩm ngày một nhiều để nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay của mọi người. Nhưng để muốn sản phẩm mỹ phẩm có mặt ở thị trường và kinh doanh chúng thì phải qua bước công bố mỹ phẩm. Vậy hồ sơ công bố bao gồm những gì và có khó khăn không thì bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hồ sơ công bố sản phẩm.
XEM THÊM: Thủ tục công bố mỹ phẩm theo quy định pháp luật mới nhất!
Cơ sở pháp lý: Thông tư 06/2011/TT-BYT; Thông tư 29/2020/TT-BYT
Công bố mỹ phẩm là gì?
Công bố mỹ phẩm là việc chủ sở hữu mỹ phẩm (doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm) hoặc đơn vị nhập khẩu mỹ phẩm (trường hợp nhập khẩu mỹ phẩm từ nước ngoài về) tiền hành thủ tục cần thiết để đăng ký lưu hành cho mỹ phẩm tại Việt Nam thông qua việc công bố mỹ phẩm tại cơ quan đăng ký (Cục quản lý dược – Bộ Y tế)
Điều kiện Công bố mỹ phẩm gồm những gì?
Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm công bố và đơn vị công bố phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Đơn vị công bố phải có ngành nghề kinh doanh mua bán (bán buôn, bán lẻ mỹ phẩm), xuất nhập khẩu mỹ phẩm
+ Điều kiện về giấy phép sản xuất:
Đối với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, đơn vị công bố phải nộp kèm theo giấy phép sản xuất mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép
+ Kiểm nghiệm sản phẩm
Với các sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước, khi tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm, sản phẩm phải được kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm để kiểm tra thành phần mỹ phẩm.
+ Điều kiện đối với sản phẩm nhập khẩu
Sản phẩm nhập khẩu để có thể công bố phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do cho sản phẩm tại quốc gia sản xuất và giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị phân phối tại Việt Nam thay mặt họ công bố
+ Điều kiện về sản phẩm công bố
Sản phẩm mỹ phẩm công bố phải nằm trong danh mục sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố theo quy định của pháp luật, thành phần tạo thành sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn và không gây hại cho người sử dụng
Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:
Trường hợp miễn CFS bao gồm:
- Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà việc tham gia Hiệp định này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê chuẩn và có hiệu lực (sau đây viết tắt là nước thành viên CPTPP);
- Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ nước thành viên CPTPP: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp tài liệu chứng minh sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP do cơ quan có thẩm quyền nước thành viên CPTPP cấp (giấy phép lưu hành sản phẩm mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP) được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Việt Nam) là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý;
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử (website tiếng Anh) của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp; - Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận tại nước thuộc ASEAN được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
- Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của nước thành viên ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm từ website tiếng Anh của cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thành viên ASEAN cấp số Phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;
Ngoài các trường hợp miễn CFS thì CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;
- CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:
- Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;
- Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;
- CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
Hướng dẫn công bố mỹ phẩm online 2023
Hiện nay, công bố mỹ phẩm qua mạng được thực hiện tại hệ thống dịch vụ công của Cục Quản lý dược thu được nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn khá khó khăn trong việc thực hiện qua mạng, bởi không nắm rõ điều kiện cũng như quy trình đăng ký online. Hiểu được những khó khăn đó của mọi người nên bên cạnh việc giới thiệu các nội dung như hồ sơ, quy trình, thời gian… Luật Hoàng Phi cũng sẽ tư vấn, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp cách công bố mỹ phẩm qua mạng và những lợi ích mà hình thức này mang lại.
Việc công bố mỹ phẩm online được áp dụng trong thời gian ngắn nhưng mang lại nhiều lợi ích cho các chủ thể:
* Đối với doanh nghiệp:
– Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian đi lại thay vì đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ;
– Doanh nghiệp sẽ nhận được kết quả công bố mỹ phẩm thông qua hệ thống dịch vụ công của Cục Quản lý dược;
– Doanh nghiệp chỉ cần khai báo dữ liệu theo yêu cầu, đăng tải hồ sơ và thực hiện nộp phí và lệ phí trực tuyến trên mạng internet.
* Đối với cơ quan nhà nước:
– Là công cụ đắc lực giúp cơ quan quản lý xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác và bảo mật;
– Dễ dàng kiểm soát các sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố mỹ phẩm.
Quy trình công bố mỹ phẩm qua mạng
Bước 1:
– Truy cập vào hệ thống thông tin 1 cửa quốc gia;
– Tạo tài khoản đăng nhập hoặc đăng nhập tài khoản có sẵn;
– Chuẩn bị hồ sơ công bố mỹ phẩm qua mạng như nộp hồ sơ giấy;
Bước 2:
– Thao tác lần lượt các bước trên website để nộp hồ sơ đã chuẩn bị sẵn;
– Nộp lệ phí, phí công bố bằng cách thức chuyển khoản;
Bước 3:
– Kiểm tra hồ sơ công bố mỹ phẩm;
– Nhận kết quả số tiếp nhận công bố mỹ phẩm trực tiếp tại hệ thống thông tin
– Kiểm tra lại tính chính xác của tất cả các thông tin công bố mỹ phẩm
Khi công bố mỹ phẩm qua mạng cần lưu ý 1 vài nguyên tắc:
– Nguyên tắc về tài khoản: tài khoản được lập ra để thực hiện các thủ tục nộp hồ sơ hoặc tra cứu thông tin công bố mỹ phẩm nên cần bảo mật thông tin tài khoản;
– Về các thao tác trực tuyến cần độ chuẩn, tính chính xác cao.
Như vậy, đối với hình thức công bố mỹ phẩm online hay nói đơn giản hơn là qua mạng đã được chúng tôi đề cập tương đối chi tiết. Trong quá trình tiến hành thủ tục theo hướng dẫn mọi người chắc chắn vẫn sẽ gặp phải một số tình huống khó khăn. Đặc biệt là với những cá nhân, tổ chức lần đầu đăng ký công bố. Lúc này, nếu cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại hãy liên hệ với Vạn Luật, chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi người nhiệt tình nhất có thể.
Pingback: Quy định về hóa đơn điện tử mới nhất theo nghị định 123/2020 nđ-cp và thông tư 78/2021/tt-btc