Trong tất cả các công ty/doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường hiện nay, có lẽ số lượng công ty thuộc loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) chiếm đa số và thường được các chủ doanh nghiệp lựa chọn khi bắt đầu thành lập công ty. Tuy nhiên, nhiều khách hàng khi đến với Vạn Luật vẫn còn thắc mắc về ưu nhược điểm của loại hình công ty này. Vì thế, chúng tôi xin chia sẻ một số ý phân tích chi tiết để quý khách hàng có thể tham khảo:

XEM THÊM: Phí Dịch Vụ Khi Thành Lập Công Ty Tại Việt Nam

1/ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1tv)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

a/ Ưu điểm:

  • Công ty TNHH một thành viên sẽ do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn. (Theo luật doanh nghiệp và nghị định 78/2015/NĐ – CP)
  • Vì có tư cách pháp nhân nên người chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên sẽ ít gây ra rủi ro cho chủ sở hữu. Điều này là một ưu điểm vượt trội hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp tư nhân.

b/ Nhược điểm:

  • Vì không có quyền phát hành cổ phiếu nên công ty bị hạn chế trong vấn đề huy động vốn. Trong trường hợp, công ty muốn huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác thì buộc phải thực hiện chuyển đổi sang loại hình công ty khác như Công ty Cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Việc này có thể tốn kém chi phí và thời gian cho công ty.
  • Nếu chỉ có một người chủ sở hữu, công ty TNHH một thành viên sẽ bị giới hạn trong việc kinh doanh. Do đó, nếu muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, công ty phải tìm một người đồng sở hữu hoặc chuyển đổi sang loại hình công ty khác.
Ưu điếm và nhược điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
Ưu điếm và nhược điểm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)

2/ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một loại hình doanh nghiệp được pháp luật công nhận và có tư cách pháp nhân (theo Luật Doanh nghiệp). Tính pháp nhân của công ty TNHH hai thành viên trở lên có nghĩa là công ty được xem là một thực thể pháp lý độc lập và có quyền sở hữu riêng biệt khác với chủ sở hữu công ty. Từ thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty được xem là một tư cách pháp nhân trước pháp luật. Chủ sở hữu công ty, một thực thể pháp lý khác, sở hữu các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là một loại hình công ty TNHH với số lượng thành viên từ hai đến không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập. Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc các thành viên không chịu trách nhiệm cá nhân về các khoản nợ của công ty vượt quá phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Ngoài ra, công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, để tăng cường vốn và phát triển doanh nghiệp, công ty có thể huy động vốn bằng các hình thức khác như vay vốn ngân hàng hay hợp tác với các đối tác kinh doanh khác.

a/ Ưu điểm:

  • Chế độ trách nhiệm hữu hạn giúp giảm rủi ro cho người góp vốn vì công ty chỉ chịu trách nhiệm cho các khoản nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ, giúp nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát việc thay đổi thành viên và hạn chế sự thâm nhập của những người lạ vào công ty. Điều này giúp bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà đầu tư.
  • Với số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường có mối quan hệ quen biết, quản lý và điều hành công ty trở nên đơn giản hơn, không quá phức tạp.
  • Việc chuyển nhượng vốn được quy định chặt chẽ, khi có sự thay đổi thành viên, các thành viên khác có thể kiểm soát được tình hình. Điều này giúp đảm bảo sự liên tục và ổn định của công ty.

b/ Nhược điểm:

  • Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế.

Tuy nhiên, khi chủ doanh nghiệp lựa chọn loại hình TNHH thì còn có các ưu điểm sau:

  • Về Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên chur sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Ở đây có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty nên trong quá trình kinh doanh chủ sở hữu hạn chế được rủi ro.
  • So với doanh nghiệp tư nhân do không được trao tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của doanh nghiệp, sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và công ty là không có dẫn đến khi doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính thì chủ sở hữu phải sử dụng tài sản của chính mình để chịu trách nhiệm. Đây là một điểm mà loại hình Doanh nghiệp tư nhân gặp hạn chế đối với lợi ích của chủ doanh nghiệp.

XEM THÊM: Người Nước Ngoài Thành Lập Công Ty Tại Việt Nam

Vậy nên, bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng. Nếu như cá nhân hoặc tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp với quy mô vừa phải và vấn đề quản lý doanh nghiệp không quá phức tạp, thì ban đầu nên lựa chọn thành lập Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên. Sau đó, nếu trong quá trình hoạt động muốn phát triển công ty ở quy mô lớn hơn và tham gia thị trường chứng khoán, thì có thể tiến hành chuyển đổi loại hình từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *