Hiện nay xuất nhập khẩu đang là ngành mũi nhọn của nước ta, nó đang phát tiển một cách mạnh mẽ đem đến nguồn lợi nhuận khổng lồ. Chính những điều đó mà cách tính thuế xuất nhập khẩu lại càng phải rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng, mặt hàng. Trong bài viết này Vạn luật sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu mới nhất doanh nghiệp cần biết.

XEM THÊM: Quy định về hóa đơn điện tử mới nhất theo nghị định 123/2020 nđ-cp và thông tư 78/2021/tt-btc

Căn cứ pháp lý:

–  Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016

–  Luật Hải quan năm 2014

Đối tượng chịu thuế

–  Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định
Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định

Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Số thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu được tính như sau:

Số thuế xuất khẩu – nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa

Trong đó:

Trị giá tính thuế:

– Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:

Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).

– Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:

Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế

* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))

Trị giá tính thuế = Giá CIF

– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.

XEM THÊM: Xử lý hóa đơn điện tử có sai sót nghị định 123/2020/nđ-cp

Cách tính thuế xuất nhập khẩu tuyệt đối

Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:

Căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.

– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định:

Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần trăm và số thuế tuyệt đối.

XEM THÊM: Thủ tục báo tăng bhxh: hồ sơ, trình tự thực hiện thế nào?

Trên đây là nội dung bài viết Cách tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo quy định. Vạn Luật mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hay cần được tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *