Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật Doanh nghiệp 2020, Cam kết WTO của Việt Nam và các hiệp định thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, người nước ngoài được phép thành lập công ty tại Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh thương mại. Và để thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể thực hiện theo hình thức đầu tư trực tiếp – thành lập tổ chức kinh tế mới tại Việt Nam.
XEM THÊM: Người Nước Ngoài Thành Lập Công Ty Tại Việt Nam
Lưu ý khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam:
- Đối với từng lĩnh vực đầu tư sẽ có điều kiện riêng về thủ tục, về tỷ lệ góp vốn, vốn đầu tư, hình thức đầu tư.
- Khi thành lập công ty tại Việt Nam người nước ngoài phải chứng minh năng lực tài chính để có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua xác nhận số dư tài khoản ngân hàng.
Quy trình người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam theo hình thức đầu tư trục tiếp.
Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
Hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
Để được chấp thuận đầu tư, các nhà đầu tư cần nộp đầy đủ các tài liệu liên quan, trong đó bao gồm:
- Bản sao xác nhận ngân hàng về số dư tài khoản tương ứng với số tiền đầu tư.
- Trường hợp không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cần nộp bản sao các giấy tờ về quyền sử dụng đất, bao gồm: hợp đồng thuê bất động sản, sổ đỏ, quyết định xây dựng hoặc các tài liệu khác chứng minh về địa điểm thực hiện dự án.
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư, đối với các dự án thuộc diện thẩm định, phải lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án sau:
- Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
- Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
- Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà nhà đầu tư muốn thành lập, cần chuẩn bị các hồ sơ tương ứng. Tuy nhiên, về cơ bản cần có các tài liệu cơ bản sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
- Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của đại diện theo pháp luật của công ty liên doanh;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Với những yêu cầu về thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, Quý nhà đầu tư có thể liên hệ Vạn Luật để được hỗ trợ cụ thể và tư vấn về các thủ tục cần thiết.
Cơ quan tiếp nhận: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.
XEM THÊM:Người nước ngoài có thể mở công ty tại việt nam không?
Thời gian xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập công ty tại sở kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp. Thông tin này phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Khắc dấu cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.
Như trên, Vạn Luật đã cung cấp cho bạn trình tự thủ tục của quy trình thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong quá trình thực hiện thủ tục, nếu còn bất kỳ băn khoăn hay vướng mắc gì chưa rõ, bạn hãy liên hệ ngay với Vạn Luật để nhận được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Pingback: Phí Dịch Vụ Khi Thành Lập Công Ty Tại Việt Nam - Vanluat.vn