Việt Nam trong quá trình hội nhập, thực hiện nhiều chính sách kêu gọi đầu tư cũng như phát triển du lịch thì người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng tăng. Để nhập cảnh vào Việt Nam, cần phải có visa hay thị thực  là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Trong đó: nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam và người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Vậy, làm thế nào để xin được visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam?

XEM THÊM:Thủ tục xin Visa cho người việt

Ký hiệu Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam là LĐ và có thời hạn tối đa là 12 tháng. Trường hợp giấy phép lao động của người nước ngoài có thời hạn không đủ 1 năm để xin cấp thẻ tạm trú thì sẽ chuyển sang cấp visa lao động LĐ bằng với thời hạn của giấy phép lao động.

Thủ tục cấp visa thị thực lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam
Thủ tục cấp visa thị thực lao động cho người nước ngoài ở Việt Nam
  1. Căn cứ pháp lý
  • Luật số 47/2014/QH2013 – Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
  • Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài
  • Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về quản lý người lao động nước ngoài, cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  1. Định nghĩa visa lao động

Visa lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam có ký hiệu là LĐ, thời hạn tối đa của visa làm việc LĐ là 1 năm, trong trường hợp giấy phép lao động không đủ thời hạn 1 năm thì thời hạn của visa cho người nước ngoài sẽ xin bằng với thời hạn của giấy phép lao động.

  1. Hồ sơ cấp visa lao động vào Việt Nam
  • Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp
  • Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (NA5).
  • Hộ chiếu gốc còn thời hạn theo quy định.
  • Giấy phép lao động hoặc Giấy miễn giấy phép lao động đối với với những trường hợp được miễn giấy phép lao động
  • Sổ tạm trú hoặc Giấy xác nhận tạm trú của người nước ngoài

XEM THÊM: Xin thị lực cần những điều kiện gì?

  1. Cơ quan có thẩm quyền

Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành  phố nơi doanh nghiệp, tổ chức có trụ sở chính.

  1. Thời gian

Thời gian làm thủ tục theo quy định hiện hành là 05 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ.

  1. Dịch vụ Vạn Luật trợ giúp
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý trước và sau khi tiến hành thủ tục ;
  • Kiểm tra, thể hiện tính hợp pháp của tài liệu, hồ sơ và tư vấn cho khách hàng hoàn thiện theo quy định pháp luật;
  • Hướng dẫn hoàn thiện các giấy tờ theo quy định của pháp luật;
  • Đại diện và thực hiện thủ tục cho khách hàng với cơ quan nhà nước;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
  • Giảm giá cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ về sau.

Lệ phí:

  • Cấp thị thực có giá trị một lần: 45 USD
  • Cấp thị thực có giá trị nhiều: Có giá trị dưới 01 tháng: 65 USD Có giá trị dưới 06 tháng: 95 USD Có giá trị từ 06 tháng trở lên: 135 USD
  • Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết giá trị sử dụng sang hộ chiếu thế hệ: 15 USD

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú (mẫu NA5).

Yêu cầu, điều kiện thực hiện:

 1. Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài đã có hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an theo quy định của Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014.

2. Người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có hộ chiếu hợp lệ, có thị thực (trừ trường hợp miễn thị thực), chứng thực tạm trú do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, đang cư trú tại Việt Nam và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” hoặc không thuộc diện “tạm hoãn xuất cảnh”.

3. Công dân Việt Nam đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài phải là người có quan hệ phụ vương, mẹ, vợ, chồng, con với người nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài (xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ).

XEM THÊM: Thủ tục xin Visa cho người nước ngoài

Cơ sở pháp lý:

+ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014).

+ Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan tới việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

+ Thông tư số 190/2012/TT-BTC, ngày 09/11/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 66/2009/TT-BTC, ngày 30/3/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp hộ chiếu, thị thực, giấy tờ về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú tại Việt Nam.

+ Thông tư số 31/2015/TT-BCA, ngày 06/7/2015 của Bộ Công an hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

+ Thông tư số 219/2016/TT-BTC, ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

(Chúng tôi hy vọng, thông tin chúng tôi đưa ra sẽ là những kiến thức hữu dụng cho các bạn. Bạn còn thắc mắc về các gói dịch vụ hay cần tư vấn các thủ tục pháp lý? Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay 0919 123 698 để được tư vấn miễn phí)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *