Trước 25/7/2024 doanh nghiệp phải điều chỉnh mức đóng BHXH theo lương tối thiểu mới theo Công văn 3035/BHXH-TST?

Trước 25/7/2024 doanh nghiệp phải điều chỉnh mức đóng BHXH theo lương tối thiểu mới theo Công văn 3035/BHXH-TST?

Ngày 04 tháng 7 năm 2024, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội có Công văn 3035/BHXH-TST năm 2024 hướng dẫn về việc mức đóng BHXH, BHYT, BHTN theo mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024.

Theo BHXH TP. Hà Nội, căn cứ Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở làm căn cứ tính mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN là 2.340.000 đồng.

Đối với lao động tại các doanh nghiệp, mức lương tối thiểu tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) cho người sử dụng lao động theo vùng từ ngày 01/7/2024, cụ thể:

– Vùng I: 4.960.000 đồng

– Vùng II: 4.410.000 đồng

– Vùng III: 3.860.000 đồng

– Vùng IV: 3.450.000 đồng.

Lưu ý:

– Khi thực hiện mức lương tối thiểu, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại các chế độ trả lương trong HĐLĐ đã thỏa thuận với người lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

– Đối với các nội dung trả lương đã thỏa thuận, cam kết mà có lợi hơn cho người lao động (như chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học tập, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu và chế độ trả lương cho người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 5%;

Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường) thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Chậm nhất trước ngày 25/7/2024, đơn vị lập Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT) gửi cơ quan BHXH để điều chỉnh tăng mức đóng theo mức lương tối thiểu mới. Quá thời hạn nêu trên, đối với các trường hợp đơn vị chưa có đề nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu, cơ quan BHXH sẽ tạm thời điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN bằng với mức lương tối thiểu mới.

Trường hợp đơn vị kê khai điều chỉnh tăng lương muộn, đơn vị phải nộp tiền lãi chậm nộp theo quy định của pháp luật.

Trước 25/7/2024 doanh nghiệp phải điều chỉnh mức đóng BHXH theo lương tối thiểu mới theo Công văn 3035/BHXH-TST?

Mức đóng BHXH năm 2024 của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHXH đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) được xác định như sau:

– Bảo hiểm xã hội: 8%

– Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;

– Bảo hiểm y tế: 1,5%.

Như vậy, tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 (gồm BHXH, BHYT, BHTN) của người lao động là 10.5%.

Hiện nay, công thức tính tiền đóng BHXH của người lao động được xác định như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.

=> Công thức tính mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động như sau:

Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Lưu ý: Quy định trên áp dụng đối với người lao động Việt Nam

Khoản thu nhập không tính đóng BHXH là những khoản nào?

Căn cứ quy định tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có đề cập đến các khoản thu nhập không tính đóng BHXH như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc

26. Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 Điều 30 như sau:
….
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì hiện nay, các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bao gồm:

STTKhoản thu nhập không tính đóng BHXH
1Thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019
2Tiền thưởng sáng kiến
3Tiền ăn giữa ca
4Khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ
5Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động
6Trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
7Khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *