Trên hóa đơn điện tử có thể không cần chữ ký người mua” là nội dung chính nêu tại Công văn 60008/CT-TTHT do Cục thuế TP. Hà Nội ban hành ngày 31/7/2019 về miễn chữ ký người mua trên hóa đơn điện tử.

  • Thông tư 32/2011/TT-BTC
  • Thông tư 68/2019/TT-BTC
  • Nguồn thư viện pháp luật

XEM THÊM: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp sát nhập

Hiện nay việc sử dụng hóa đơn điện tử đã trỡ nên ngày càng phổ biến và phát triển rộng rãi bởi sự linh hoạt và tra cữu dễ dàng hơn rất nhiều so với hóa đơn giấy. Tuy nhiên để hóa đơn điện tử đó có giá trị phải có chữ ký của người bán, vậy chữ ký của bên người mua có cần thiết không? Có những quy định nào về bên chữ ký người mua? Trong bài viết này Vạn Luật sẽ giải đáp đầy đủ đến cho các bạn.

Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 32/2011 TT/BTC

Trong lĩnh vực kinh doanh, việc phát hành hóa đơn là rất quan trọng để chứng minh giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, từ năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về nội dung hóa đơn điện tử (HĐĐT).

Theo Điều 6 của Thông tư, HĐĐT cần phải có đầy đủ các nội dung bắt buộc như mã số thuế của người bán và người mua, số hóa đơn, ngày xuất hóa đơn, tên, số lượng và giá trị của hàng hóa, dịch vụ được bán, thuế giá trị gia tăng và các thông tin khác liên quan đến giao dịch.

Đặc biệt, theo Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6, HĐĐT phải có chữ ký điện tử của người bán theo quy định của pháp luật và ngày tháng năm lập và gửi hóa đơn. Đối với trường hợp người mua là đơn vị kế toán, người mua phải ký điện tử trên HĐĐT và truyền lại cho người bán cùng với chữ ký điện tử của người bán để đảm bảo tính chính xác và pháp lý của giao dịch.

Nếu HĐĐT không có đầy đủ các nội dung bắt buộc, Thông tư số 32/2011/TT-BTC cũng quy định cách thức xử lý riêng cho từng trường hợp.

Với việc sử dụng HĐĐT, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc in ấn, phát hành và lưu trữ hóa đơn giấy. Đồng thời, HĐĐT cũng mang lại sự tiện lợi, an toàn và chính xác cho việc quản lý, theo dõi và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Quy định về chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử
Quy định về chữ ký của người mua trên hóa đơn điện tử

Đối với các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại nghị định 119/2018/NĐ-CP hoặc Thông tư 68/2019/TT-BTC:

Theo hướng dẫn của Thông tư 68/2019/TT-BTC, khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, việc ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử được quy định như sau:

  • Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán đã thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
  • Nếu hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua thì việc thực hiện được quy định tại Khoản 3 Điều 3 như sau:
  • Trường hợp hóa đơn điện tử không cần phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Nếu người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán đã thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử sẽ có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên.
  • Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không cần phải có tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.

XEM THÊM: Quy định về thanh tra thuế theo luật quản lý thuế 2023

+ Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh theo quy định và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

+ Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

+ Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số, chữ ký điện tử người bán.

Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không hoặc đại lý phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không.

+ Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

+ Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử không thể hiện các tiêu thức người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, địa chỉ kho nhập hàng; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.

+ Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.

Những nội dung không bắt buộc có trên hóa đơn điện tử

Với các ngành nghề hướng đến người tiêu dùng là cá nhân và hộ gia đình, hóa đơn điện tử không cần phải có đầy đủ nội dung theo quy định, đặc biệt là chữ ký của người mua. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo các thông tin cơ bản như loại hóa đơn, ký hiệu, mẫu số, số hóa đơn, địa chỉ và mã số thuế người bán, tên và địa chỉ người mua.

Đối với các loại hóa đơn điện tử như bán xăng dầu, siêu thị, vận tải, vé xem phim, trông giữ phương tiện, không cần phải có tên và địa chỉ của người mua. Trong trường hợp hóa đơn điện tử trông giữ phương tiện vận tải, cần ghi cụ thể biển số phương tiện và thời gian trông.

Đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế, các chỉ tiêu bắt buộc trên hóa đơn điện tử không cần phải có, ví dụ như địa chỉ, mã số thuế người mua, chữ ký điện tử của người bán và người mua, số lượng, đơn vị tính, thuế suất thuế giá trị gia tăng, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn và số thứ tự hóa đơn.

XEM THÊM: Xác định nguyên giá của tài sản cố định hữu hình và vô hình

Đối với tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử không nhất thiết phải có chữ ký của người bán, tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua. Và các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

 

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: lienhe@vanluat.vn

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *