Đối với ngày dịch vụ giáo dục, cụ thể hơn là dịch vụ giáo dục ngoại ngữ. Trong khoảng thời gian dịch hoành hành, đã không ít trung tâm giáo dục từ nhỏ cho đến vừa đã phải đóng cửa do khó khan trong việc duy trì hoạt động. Đó là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tham gia vào lĩnh vực này nếu có nguyện vọng đang tìm kiếm một ngành nghề để kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ một phần về thẩm quyền để một nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia kinh doanh ở lĩnh vực này ở Việt Nam.

XEM THÊM: Hồ sơ, thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?

Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 đưa ra định nghĩa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư được ghi nhận gồm:

– Tên dự án đầu tư.

– Nhà đầu tư.

– Mã số dự án đầu tư.

– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.

– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.

 – Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).

– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.

– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.

– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).

Theo đó có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

Thẩm quyền cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài
Thẩm quyền cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Các trường hợp thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020, những trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài và các tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  2. Tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, đồng thời có tỉ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài như sau:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Vì vậy, nếu một nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào lĩnh vực trung tâm ngoại ngữ tại Việt Nam, thì họ bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo Điều 39 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định như sau:

  1. Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư với dự án được thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp nêu tại mục 3 dưới đây.
  2. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án được thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp nêu tại mục 3 dưới đây.
  3. Cơ quan đăng ký đầu tư nơi thực hiện dự án sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án sau:
  • Dự án được thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án được thực hiện ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Dự án được thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Tóm lại, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đầu tư sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc diện xin chấp thuận chủ trương của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: Sở kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; Cơ quan đăng ký đầu tư. Đối với việc thành lập trung tâm ngoại ngữ, khó có khả năng rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ có nhu cầu mở trung tâm ngoại ngữ ở khu công nghệ, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế, vậy nên thẩm quyền. Nhà đầu tư cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp thực hiện sai cam kết, nội dung đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thực hiện điều chỉnh trước tại cơ quan nhà nước đều bị xử phạt vi phạm hành chính

XEM THÊM: Điều kiện để thành lập, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 47. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

  1. Thẩm quyền thành lập:
  2. a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường trung cấp; các trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.
  3. b) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.
  4. c) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.

Vào năm 2018, Chính phủ đã sửa đổi và bổ sung Khoản 20 Điều 1 vào Nghị định 135/2018/NĐ-CP để thay đổi quy định về thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ. Theo đó:

  • Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng sư phạm có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ trong khuôn viên nhà trường.
  • Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc.
  • Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền quyết định thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm nằm ngoài khuôn viên của trường và các trung tâm ngoại ngữ trực thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép.

Vì vậy, quy định về thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ được tùy chỉnh theo từng trường hợp cụ thể để phù hợp với chức năng và vai trò quản lý của chủ thể có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục.

Để được tư vấn cụ thể hơn về hồ sơ và trình tự thủ tục pháp lý, quý vị hãy liên vệ với Vạn Luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ khách hàng với mức chi phí dịch vụ tối ưu nhất. Xin chân thành cảm ơn!

XEM THÊM: Thành Lập Trung Tâm Ngoại Ngữ Tiếng Anh

Nguồn tài liệu tham khảo: https://thuvienphapluat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *